TƯ TƯỞNG CỦA
LÊNIN
VỀ NGUỒN GỐC,
BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA CƠ HỘI
Chủ nghĩa cơ hội là khuynh hướng
tư tưởng, chính trị trong phong trào công nhân, chủ trương thoả hiệp, làm cho
chính trị và tư tưởng của phong trào
công nhân thích nghị với lợi ích, nhu cầu của các tầng lớp phi vô sản. Khi chủ
nghĩa Mác chưa ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân và nhân dân lao
động ở châu âu và sau đó trên toàn thế giới, thì những người cơ hội chủ nghĩa đứng ngoài hàng
ngũ của những người Macxit để chống lại chủ nghĩa Mác. Nhưng cuối thế kỷ XIX,
chủ nghĩa Mác đã trở thành một trào lưu tư tưởng tiên tiến, ngày càng ảnh hưởng
trong phong trào công nhân, kẻ thù buộc phải đội lốt chủ nghĩa Mác để chống lại
chủ nghĩa Mác.
Chúng
núp dưới chiêu bài “tự do phê bình”, nhằm xuyên tạc, thực chất là đòi “xét lại”
chủ nghĩa Mác,
-
Nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội:
+ Nguồn gốc kinh tế, là sự mua chuộc của giai cấp tư sản đối với tầng lớp
trên của giai cấp công nhân bằng siêu lợi nhuận.
+
Nguồn gốc lịch sử, là thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển tương đối ổn định,
hoà bình, khi không có những cuộc cách mạng, khi cơ chế dân chủ tư sản phát
triển bình thường và các hình thức đấu tranh nghị trường được sử dụng rộng rãi,
nhiều học thuyết, nhiều chủ nghĩa xuất hiện.
+
Nguồn gốc xã hội, là sự tham gia của đông đảo các phần tử tiểu tư sản trí thức
vào Đảng dân chủ -Xã hội, nhưng chưa được giác ngộ sâu sắc chủ nghĩa Mác. Bên
cạnh đó, lại chưa gạt bỏ được những tàn dư tư tưởng tư sản hoặc tiểu tư sản.
Trong lúc cách mạng thuận lợi thì tàn dư tư tưởng ấy bị đẩy lùi, hoặc tạm thời
giấu kín. Nhưng lúc cách mạng gặp khó khăn tổn thất thì tàn dư ấy, trỗi dậy, nảy sinh chủ nghĩa cơ hội,
xét lại.
Núp
dưới chiêu bài “tự phê bình” chúng xuyên tạc những quan điểm cơ bản, cốt lõi
của chủ nghĩa Mác. chúng cho chủ nghĩa Mác là “giáo điều”; “cũ kỹ” cần xem xét
lại.
Sau
khi Ăngghen qua đời, bọn cơ họi chủ nghĩa trong quốc tế II đứng đầu là Becstanh
đã chủ trương biến Đảng dân chủ cách mạng thành đảng cải lương cơ hội.
-
Chủ nghĩa cơ hội xét về bản chất là kẻ khoác áo chủ nghĩa Mác nhưng phản bội
chủ nghĩa Mác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, nhằm phục vụ cho lợi ích của
giai cấp tư sản, lái phong trào công nhân đi xa mục tiêu đấu tranh chính trị,
chỉ đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế đơn thuần trong khuân khổ của chủ nghĩa tư
bản, với quy mô tiểu tổ, phường hội.
Đặc
trưng cơ bản của chủ nghĩa cơ hội, xét lại là sự dao động, ngả nghiêng và chính
trị, không kiên định những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác, giữ hình thức
nhưng tước bỏ linh hồn sống, phủ nhận những vấn đề cơ bản như vai trò sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân, phủ nhận cách mạng vô sản phủ nhận đấu tranh
giai cấp, phủ nhận chuyên chính vô sản.
Như
vậy, dù ở giai đoạn cách mạng và bất kỳ hình thức nào, thì bản chất của chủ
nghĩa cơ hội vừa là phản bội chủ nghĩa Mác- Lênin, bênh vực cho lợi ích của giai cấp tư sản, đi ngược lại lợi ích của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét