MỤC
TIÊU CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
QUA
CÁC THỜI KỲ CÁCH MẠNG
Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền
(1930 - 1945), mục tiêu của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc, giành độc
lập dân tộc, đánh đổ phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân lao động.
Trong bài "Kính cáo đồng
bào" viết ngày 6 tháng 6 năm 1941, lãnh tụ Hồ Chí Minh đă viết:
"Trong lúc này quyền lợi dân tộc
giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế
quốc và bọn việt gian đặng cứu giống ṇi ra khỏi nước sôi lửa bỏng"1. Người kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh,
bởi v́, có "đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc
lập, tự do".
Độc lập, tự do, chính quyền về tay nhân dân là
mục tiêu trực tiếp, trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945.
Bởi v́, trong thời kỳ đó, đất nước ta c̣n bị thực dân Pháp cai trị; nhân dân
lao động c̣n bị chế độ phong kiến áp bức, bóc lột. Yêu cầu bức thiết nhất của
dân tộc ta, nhân dân ta lúc đó là giải phóng dân tộc, là độc lập tự do, ruộng
đất cho dân cày. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời gánh vác sứ mệnh
làm ṇng cốt cho toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, giành
độc lập tự do.
Ngay từ đầu thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đội được Đảng và Bác
Hồ xác định mục tiêu chiến đấu là giành độc lập, giành chính quyền về tay nhân
dân. Mục tiêu đó là phương hướng chỉ dẫn quân đội ta hoạt động, phấn đấu trong
suốt những năm tháng đấu tranh giành chính quyền. Vừa mới ra đời, quân đội ta
đă nhanh chóng tham gia cùng toàn dân đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến
theo mục tiêu mà Đảng ta và Bác Hồ đă xác định. Mục tiêu đó được thể hiện trong
Mười lời thề danh dự của đội quân giải phóng Việt Nam. Đó là, "Hy sinh tất
cả v́ Tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để chống xâm lược và
bọn việt gian phản quốc, để giải phóng cho toàn dân Việt Nam, làm cho nước Việt
Nam trở nên một nước Dân chủ, Độc lập, Tự do, ngang hàng với các nước dân chủ
trên thế giới 2. Mục tiêu chiến đấu,
sứ mệnh lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng được thể hiện trong tên gọi
của nó lúc bấy giờ: Giải phóng quân.
Trung thành với mục tiêu, lư tưởng chiến đấu
của ḿnh, trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Quân đội nhân dân Việt Nam
đă tích cực, hăng hái tham gia chiến đấu chống thực dân, phong kiến, làm nòng
cốt cho toàn dân tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
Đất nước được giải phóng, dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, Nhà nước
dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu á được thành lập. Mục tiêu trước mắt
của cách mạng Việt Nam đă hoàn thành. Quân đội nhân dân Việt Nam cũng hoàn
thành vẻ vang mục tiêu chiến đấu trước mắt của ḿnh.
Thời
kỳ đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường
Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa. Sau mấy mươi năm bị thực dân, đế quốc
đô hộ, giờ đây, dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do;
chính quyền đă về tay nhân dân. Tuy nhiên, trong khi tuyên bố khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên kêu gọi toàn dân tộc
đoàn kết thành sức mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự do đó. Lời kết thúc bản Tuyên
ngôn độc lập cũng là lời hiệu triệu toàn dân "đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy 3.
Giữ vững quyền tự do, độc lập chính là mục
tiêu cụ thể, trước mắt của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1946 - 1954. Khi
thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Đảng và Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến, chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa đánh giặc để
bảo vệ độc lập dân tộc, vừa đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng
đất cho dân cày, tích cực xây dựng chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân tiến
lên chủ nghĩa xă hội. Trong "Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến", Chủ tịch Hồ Chí Minh đă nêu rơ mục
tiêu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954: "Chúng ta thà hy sinh
tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ"; "Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ ǵn đất
nước". Mục tiêu đó là cơ sở để Đảng ta xác định mục tiêu chiến đấu cụ thể,
trực tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lúc này, Giải phóng quân Việt Nam đă thành Vệ quốc đoàn: từ mục tiêu giải phóng dân tộc, quân đội ta chuyển
sang thực hiện mục tiêu bảo vệ Tổ quốc. Giải phóng dân tộc là mục tiêu của thời
kỳ đấu tranh giành chính quyền; bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu chiến đấu của quân
đội ta thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền, khi đất nước đă được độc lập.
Ngày 12 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng ra chỉ thị "Toàn dân
kháng chiến", trong đó chỉ rõ mục tiêu chung là đánh phản động thực
dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập. Đối với lực lượng vũ trang,
Đảng ta chỉ rơ mục tiêu chiến đấu cụ thể là: "Phải ủng hộ Chính phủ kháng
chiến và Hồ Chí Minh; phải bảo vệ tính mệnh, tài sản cho dân"4.
Mục tiêu đó cũng được phản ánh rõ trong các khẩu hiệu tuyên truyền thời kỳ
kháng chiến là:
"Đánh thực dân Pháp!
Bảo toàn lănh thổ!
Giữ vững chủ quyền!
Đánh đổ chính quyền bù nhìn!
Củng cố cộng ḥa dân chủ!"5
Trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi, đồng chí Trường-Chinh viết:
"Quân đội của ta là quân đội cách mạng của nhân dân, vì nhân dân mà chiến
đấu.
Mục tiêu chiến đấu của quân đội ta gắn liền
với nhiệm vụ cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn. Cuộc cách mạng của ta hiện
nay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cho nên mục tiêu chiến đấu trước mắt
của quân đội ta là độc lập dân tộc và dân chủ mới. Nói một cách khác, quân đội
ta hy sinh chiến đấu để tiêu diệt quân cướp nước và bán nước, cụ thể là thực
dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng (bọn này đại biểu cho giai cấp địa chủ
phong kiến và tầng lớp tư sản mại bản), xây dựng một nước Việt Nam độc lập,
thống nhất và dân chủ mới"6.
Trong quá tŕnh chiến đấu chống xâm lược, Đảng
ta xác định cho quân đội ta những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với từng
thời điểm. Đó là nhiệm vụ bảo vệ Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh, bảo vệ Chính
phủ kháng chiến, bảo vệ khu căn cứ địa; ngăn chặn làm chậm bước tiến của quân
đội Pháp; tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng dân cư, tiến tới
đánh bại quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam, góp phần đắc lực vào việc lập lại
hòa bình ở Đông Dương. Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, trước mắt
chính là để tiến tới thực hiện thành công mục tiêu chung, tổng quát của cả một
thời kỳ lịch sử.
Sau chín năm kháng chiến, Quân đội nhân dân
Việt Nam đă cùng với toàn Đảng, toàn dân đánh bại quân đội xâm lược Pháp. Ngày
10 tháng 10 năm 1954, đoàn quân cách mạng tiến về giải phóng Thủ đô, hoàn thành
mục tiêu chiến đấu mà Đảng và Bác giao cho trong thời kỳ này.
Trong "Lời
kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công", ngày 22 tháng 7 năm
1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă khái quát mục tiêu của cách mạng Việt Nam thời kỳ
1946 - 1954, (và cũng là mục tiêu chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam):
"V́ ḥa b́nh thống nhất, độc lập, dân chủ của Tổ quốc mà tám chín năm nay,
nhân dân, quân đội, cán bộ và Chính phủ ta đoàn kết chặt chẽ, trên dưới một
ḷng, chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, kiên quyết kháng chiến và đã giành
được nhiều thắng lợi vẻ vang"7.
Thời kỳ xây dựng và
bảo vệ chủ nghĩa xă hội ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất
nước nhà.
Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hội nghị Giơnevơ về
Đông Dương kết thúc. "Hiệp định
đ́nh chỉ chiến sự ở Việt Nam" quy định lấy vĩ tuyến 17 làm giới
tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết; thời gian tổng tuyển cử
thống nhất nước nhà được ấn định vào tháng 7 năm 1956. Lịch sử cách mạng Việt
Nam và lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới: thời kỳ
xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất nước nhà.
Ngay sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đă kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân "phải ra sức
đấu tranh để củng cố ḥa b́nh, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân
chủ trong toàn quốc"8. Đề cập đến nhiệm vụ cách mạng Việt
Nam trong thời kỳ này, Báo cáo tại Hội
nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do
Chủ tịch Hồ Chí Minh tŕnh bày ngày 15 tháng 7 năm 1954 viết: "Tình hình
mới định ra 3 nhiệm vụ mới là:
1. Tranh thủ và củng cố hòa bình, hoàn thành
thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc;
2. Tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây
dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của t́nh thế mới;
3. Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra
sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà"9.
Báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định
mục tiêu nhất quán của cách mạng Việt Nam là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân
chủ. Báo cáo viết: "Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, độc
lập, thống nhất, dân chủ"10.
Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về tình hình mới, nhiệm vụ mới, về chính sách
mới của Đảng, họp tháng 9 năm 1954 cũng xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách
mạng trong thời kỳ mới là: "Đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề pḥng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố ḥa
b́nh, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng
cường xây dựng Quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc
đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố ḥa b́nh, thực hiện
thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc"11.
Về vai tṛ, mục tiêu, nhiệm vụ chiến đấu của
Quân đội nhân dân Việt Nam, Nghị quyết viết: "Quân đội nhân dân Việt Nam
là trụ cột chủ yếu nhất, chắc chắn nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ ḥa
b́nh"...; "Quân đội nhân dân c̣n phải gánh vác nhiệm vụ chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc, giữ gìn biên cương, củng cố trật tự cách mạng, tiêu diệt thổ phỉ,
đặc vụ, v.v... Quân đội nhân dân cũng là một đội quân công tác, nó cần phải
giúp Chính phủ tiến hành tiếp thu vùng nông thôn mới giải phóng, tiếp quản
thành thị, củng cố chính quyền, cải cách ruộng đất, phục hồi kinh tế và hàn gắn
vết thương chiến tranh".
Trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Quân
đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ
quân đội đă luôn cố gắng làm tṛn nhiệm vụ vẻ vang trong tám, chín năm kháng
chiến. thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Người giao nhiệm vụ cho quân đội
ta là phải làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh để củng cố ḥa b́nh, bảo
vệ Tổ quốc, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong
toàn quốc.
Như vậy, từ khi hòa bình lập lại, tình hình,
nhiệm vụ cách mạng có nhiều bước phát triển mới; mục tiêu cách mạng cũng có sự
phát triển cho phù hợp, do đó, mục tiêu chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong thời kỳ 1954 - 1975 cũng có sự phát triển mới.
Nếu trong kháng chiến chống thực dân Pháp, mục
tiêu chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam là bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ
chính quyền cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân sau khi hòa
bình lập lại, đất nước tạm chia làm hai miền với hai nhiệm vụ cách mạng khác
nhau, mục tiêu chiến đấu của quân đội ta là: bảo vệ chế độ xă hội chủ nghĩa ở miền
Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên
chủ nghĩa xă hội.
Mục tiêu chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt
Nam thời kỳ 1954 - 1975 vẫn thống nhất và nhất quán với mục tiêu chiến đấu thời
kỳ 1945 - 1954 nhưng có nội dung mới. Đó là độc lập, tự do, ḥa b́nh thống nhất
và chủ nghĩa xă hội.
Sở dĩ Đảng xác định mục tiêu chiến đấu của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ này vẫn là độc lập dân tộc, tự do cho
nhân dân vì đất nước vẫn chưa được độc lập hoàn toàn. Nhân dân miền Nam vẫn bị
đế quốc và bè lũ tay sai áp bức, bóc lột, chưa được giải phóng. Khi đất nước
vẫn tạm chia làm hai miền th́ mục tiêu bức thiết đặt ra là phải thống nhất đất
nước. Khác với thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954, đặc điểm
của thời kỳ 1954 - 1975 là Đảng lănh đạo cả nước cùng một lúc thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược với những mục tiêu chiến lược khác nhau: miền Bắc xây dựng
chủ nghĩa xă hội và làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam; miền Nam tiếp tục đấu
tranh hoàn thành các mục tiêu dân tộc, dân chủ, thống nhất đất nước. Đặc điểm
đó cũng chi phối đến mục tiêu chiến đấu của quân đội. Cùng một lúc, Quân đội
nhân dân Việt Nam phấn đấu thực hiện các mục tiêu trên cả hai miền: bảo vệ công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc và chiến đấu chống quân xâm lược giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tại Hội
nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), Đảng ta đă xác
định mục tiêu, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới là:
"Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xă
hội; bảo vệ chủ quyền, lănh thổ và an ninh cả nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước
nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu
xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai"12.
Mục tiêu chiến đấu để bảo vệ chủ nghĩa xă hội
ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt của quân đội ta trong thời kỳ 1954 - 1975.
Mục tiêu đó được cụ thể hóa thành từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với
t́nh h́nh, nhiệm vụ của cách mạng và của quân đội trong từng thời điểm.
Trong lúc cả nước tập trung nhiệm vụ đấu tranh
để thực hiện Hiệp định Giơnevơ, mục tiêu của Quân đội nhân dân Việt Nam là bảo
vệ độc lập, ḥa b́nh, chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc và làm hậu thuẫn cho đồng bào
miền Nam đấu tranh để tổng tuyển cử tự do, thống nhất Tổ quốc theo đúng tinh
thần của Hiệp định.
Khi đế quốc Mỹ đưa quân ồ ạt xâm lược miền Nam
ḥng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới lâu dài của Mỹ, Đảng xác định mục
tiêu chiến đấu của quân đội là vừa bảo vệ miền Bắc xă hội chủ nghĩa, vừa chiến
đấu chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, mở
rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc xă hội chủ nghĩa bằng không quân và hải
quân nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam, Đảng
xác định mục tiêu chiến đấu của quân đội ta là chiến đấu bảo vệ vững chắc miền
Bắc xă hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân trong cả nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xă hội.
Để bảo vệ miền Bắc xă hội chủ nghĩa, Đảng xác
định mục tiêu của quân đội là đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không
quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, bảo vệ vững chắc các cơ sở kinh tế,
chính trị, xă hội của đất nước, bảo vệ Trung ương Đảng, bảo vệ nhân dân lao
động, xây dựng chủ nghĩa xă hội.
Để giải phóng miền Nam, Đảng xác định mục
tiêu, nhiệm vụ chiến đấu của quân đội là tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực
và phương tiện chiến tranh của Mỹ, đánh bại ý chí xâm lược của quân đội Mỹ,
đánh sập hệ thống ngụy quân và ngụy quyền Sài G̣n, tạo điều kiện cho toàn dân
tổng tiến công và nổi dậy giành chính quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Đối với cả nước, mục tiêu chung là, tất cả để
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, buộc quân Mỹ phải rút hết về nước; đánh đổ ngụy
quân, ngụy quyền bảo vệ vững chắc miền Bắc xă hội chủ nghĩa, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Mục tiêu chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt
Nam lúc này được thể hiện rất rơ trong bài thơ chúc tết của Bác Hồ năm 1969 là:
"V́
độc lập, v́ tự do
Đánh
cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào".
Ngày 20 tháng 7 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi quân dân cả nước "triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, không sợ hy sinh, gian khổ, kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến,
quyết chiến, quyết thắng, đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy
quân ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới
thống nhất nước nhà"13.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ
mà Đảng và Nhà nước giao cho, Quân đội nhân dân Việt Nam đă anh dũng chiến đấu
chống giặc trên cả hai miền Nam Bắc. ở miền Nam, Quân giải phóng miền Nam đă
liên tục đánh bại các chiến dịch hành quân càn quét, cướp bóc của địch; đánh
bại các chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục
bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh"; tiêu diệt nhiều sinh lực và
phương tiện chiến tranh của quân Mỹ và tay sai, giải phóng nhiều vùng dân cư,
tạo thế cho cuộc đấu tranh của nhân dân trên cả ba vùng chiến lược, đẩy quân Mỹ
ngụy vào thế thua, bị động, lúng túng.
ở miền Bắc, các lực lượng vũ trang nhân dân đă
anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ,
bắn rơi nhiều máy bay, nhiều tàu chiến, bắt sống nhiều giặc lái, đánh sập ư chí
mở rộng chiến tranh ra miền Bắc của quân đội Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến
tranh và cuối cùng chấp nhận đàm phán với Việt Nam, kư kết hiệp định Pari về
Việt Nam và phải rút toàn bộ quân xâm lược ra khỏi Việt Nam vào năm 1973, chấm
dứt 20 năm can thiệp và xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ.
Thừa thắng xốc tới, quân và dân miền Nam đồng
loạt tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 30 tháng 4
năm 1975, lá cờ giải phóng tung bay trước ṭa nhà chính của Dinh Độc lập, miền
Nam hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đă được thu về một mối.
Quân đội nhân dân Việt Nam đă đóng góp xứng
đáng vào thắng lợi chung của cả nước, đă hoàn thành xuất sắc các mục tiêu và
nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Thời kỳ cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xă hội chủ nghĩa.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc 30 năm chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Nước Việt Nam đi vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Tháng 9 năm 1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn
giải phóng 4 tháng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
khóa III đă họp và chỉ rơ cách mạng Việt Nam đă chuyển sang giai đoạn mới:
"Từ chiến tranh chuyển sang ḥa b́nh, từ một nửa nước bị chủ nghĩa thực
dân mới chia cắt và thống trị sang cả nước độc lập và thống nhất, từ hai nhiệm
vụ chiến lược, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xă hội chủ
nghĩa, sang một nhiệm vụ chiến lược là làm cách mạng xă hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xă hội trong cả nước"14.
Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước, Hội nghị xác
định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong giai đoạn mới là: hoàn thành thống
nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa
xã hội; miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
hoàn thiện quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa, miền Nam phải đồng thời tiến hành
cải tạo xă hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xă hội.
Sau khi đất nước được thống nhất về mặt Nhà
nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ
14 đến 20 tháng 12 năm 1976 đă khái quát nhiệm vụ chung của cách mạng xă hội
chủ nghĩa ở nước ta, đồng thời chỉ rơ mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta trong thời kỳ mới là "Xây dựng thành công Tổ quốc Việt
Nam ḥa b́nh, độc lập, thống nhất và xă hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới v́ ḥa b́nh, độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xă hội"14.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng Việt
Nam trong thời kỳ mới, Đảng xác định mục tiêu, nhiệm vụ của quân đội là:
"Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xă hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa
xă hội của nhân dân ta...; bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ, vùng
trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất"15.
Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng
sản Việt Nam là "Xây dựng thành công chủ nghĩa xă hội" và "sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa"; tiếp tục khẳng
định mục tiêu "xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập,
thống nhất và xă hội chủ nghĩa" đă được Đảng ta đề ra trước đây.
Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước trong điều kiện kinh tế - xă hội gặp nhiều khó khăn và các thế lực
thù địch tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống Việt Nam. Tại Đại
hội VI, Đảng ta kêu gọi "Toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân ta đoàn kết một
ḷng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng, tiếp tục thực hiện thắng lợi
hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xă hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"16; "Phát
huy sức mạnh tổng hợp của đất nước và xă hội, quyết đánh thắng cuộc chiến tranh
phá hoại nhiều mặt, đồng thời có kế hoạch sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi
t́nh huống do kẻ thù gây ra". Về quốc pḥng - an ninh, Đại hội VI của Đảng
nhấn mạnh nhiệm vụ phải ra sức bảo vệ chủ quyền và giữ vững an ninh các tuyến
biên giới, vùng trời, vùng biển và hải đảo, xây dựng và củng cố bộ đội biên
pḥng vững mạnh.
Tại Đại hội VIII, Đảng ta rút ra bài học quan
trọng của cách mạng Việt Nam là giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xă hội trong quá tŕnh đổi mới; đồng thời tiếp tục khẳng định mục tiêu, yêu cầu
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới là: "Bảo vệ vững chắc độc lập,
an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ xă hội chủ nghĩa".
Năm 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đă họp, tổng kết 15 năm đổi mới đất nước và đề ra
phương hướng lănh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ Tổ quốc xă
hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Đại hội xác định rơ hơn, đầy đủ hơn.
Nghị quyết của Đại hội IX viết: "Mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"17.
Từ mục tiêu chung đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta được xác định là: "Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lănh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền
văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xă hội chủ nghĩa, bảo vệ sự
nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc"18.
Ngày 12 tháng 7 năm 2003 Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong t́nh h́nh mới. Nghị quyết khẳng
định: "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội là mục tiêu cơ bản của cách
mạng Việt Nam và cũng là lợi ích căn bản của quốc gia"18.
Do đó, "Nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc luôn luôn gắn liền với bảo vệ chủ
nghĩa xă hội19.
Trên cơ sở mục tiêu bảo vệ Tổ quốc đă được xác
định trong Đại hội IX, Nghị quyết về Chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cụ thể hóa mục tiêu bảo vệ đó
như sau:
Một là, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lănh thổ;
Hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xă
hội chủ nghĩa;
Ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước;
Bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
Năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xă
hội và nền văn hóa;
Sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa
bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩ 20.
Như vậy, từ năm 1976, khi cả nước thống nhất
cùng đi lên chủ nghĩa xă hội đến nay. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam vẫn được
giữ vững. Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn kiên định mục tiêu, lư tưởng chiến đấu
là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xă hội.
1. Hồ Chí
Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 5, tr. 329-330.
2. Hồ Chí
Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 5, tr. 35.
3. Lời thề
thứ nhất trong Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam .
4. Hồ Chí
Minh, Toàn tập, Nxb CTQG. H. 2000, tập 3, tr. 1.
5. Hồ Chí
Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 3, tr. 198.
6. Bộ Quốc
pḥng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; Quân đội nhân dân Việt Nam - Biên niên
sự kiện, Nxb QĐND, H. 2002, tr. 14.
5. Hồ Chí
Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 3, tr. 556.
6, 10. Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 8 (1945 -
1947), tr. 153, 154.
7. Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, trích Văn kiện Đảng, tập 2, Nxb Sách giáo khoa Mác -
Lênin, 1979, tr. 126.
8. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2001, tập 15, (1954), tr.
228.
9. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2001, tập 15, (1954), tr.
228.
10, 15. Hồ
Chí Minh, Về vấn đề quân sự, Nxb ST, H. 1975, tr.n228, 289.
11. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập,
Nxb CTQG, H. 2001, tập 15, (1954), tr. 287.
12. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2002, tập 18 (1957), tr.
287.
13. Hồ Chí
Minh, Về vấn đề quân sự, Nxb ST, H. 1975, tr. 468.
14. Đảng Lao
động Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 24, tr. 6.
15. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb ST, H. 1977, tr. 67.
16. Viện Lịch
sử quân sự Việt Nam - Quân đội nhân dân Việt Nam - Biên niên sự kiện, Nxb Quân
đội nhân dân, H. 2002, tr. 331.
17. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb ST, H. 1987,
tr. 39.
18, 24. Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb
CTQG, H. 2001, tr. 22.
19, 26. Tài
liệu học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng khóa IX, Nxb CTQG, H.
2003, tr. 14 - 15.
20. Tài liệu
học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng khóa IX, Nxb CTQG, H. 2003,
tr. 45 - 46.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét