Trận Tu Vũ
Trận Tu Vũ là một trận đánh để mở màn cho chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951-25/2/1952) trong thời kì chiến tranh Đông
Dương. Tên trận đánh lấy tên của địa điểm đã diễn ra nó, nay nằm tại
huyện Thanh Thủy,
thuộc tỉnh Phú Thọ.
Bối
cảnh
Sau thất bại ở Chiến dịch Biên giới
thu đông 1950, tiếp đó lại bị đánh mạnh ở Trung du, đường 18, Hà Nam Ninh, quân Pháp lâm vào thế phòng ngự
bi động. Để giành lại quyền chủ động, mùa đông năm 1951, Pháp mở cuộc tiến công
ra Hòa Bình, lập phòng tuyến sông Đà nối
liền với phòng tuyến phòng thủ trung tâm Sông Đáy, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ
đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường
liên lạc giữa chiến khu Việt Bắc với các Liên khu 3
và 4.
Trước tình hình đó, Bộ Chính
tri Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam quyết đinh mở
chiến dịch tiến công quân Pháp ở Hoà Bình. Mở màn chiến dịch, trung đoàn 88đại
đoàn 308 đã tiến công
tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ.
Sau khi địch tấn công ra Hòa
Bình, Bộ Chính tri, Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy nhận định: Đây là cơ hội
tốt cho ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch, và hạ quyết tâm mở chiến dịch tiến
công quân địch ở Hòa Bình. Bộ chi huy chiến dịch quyết định tập trung lực lượng
trên hướng chủ yếu, đột phá tuyến phòng thủ sông Đà của địch. Trong đợt 1 chiến
dịch, "tập trung lực lượng tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ và Chạ (Tu Vũ là
chính). Nếu địch chiếm lại thì phải kiên quyết tiêu diệt, nhằm phá vỡ mắt xích
quan trọng của phòng tuyến sông Đà, mở cửaa đưa lực lượng vào triền khai bao
vây tiến công địch ở thi xà Hòa Binh. Trung đoàn 88 đánh có thề thuận lợi,
nhưng cũng có thể phải trả giá rất đắt; một trung đoàn không xong thì ta dùng
hai trung đoàn dù phải hy sinh bộ phận cho toàn bộ cũng phải làm …"
(Chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi giao nhiệm vụ cho đại đoàn trưởng
308 Vương Thừa Vũ)
Trận đánh diễn ra trong hoàn
cảnh trung đoàn tiếp
cận bi lộ, pháo binh Pháp
bắn phá mãnh liệt vào đội hình hành quân của các đơn vi. Nhưng với quyết tâm
chiến đấu cao, cán bộ chiến sĩ toàn trung đoàn đã khắc phục khó khăn, dũng cảm
chiến đấu, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Tu Vũ. Chiến thắng Tu Vũ đánh dấu bước
trưởng thành lớn mạnh của trung đoàn, trình độ tổ chức chỉ huy và ý chí quyết
đánh quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ. Trận đánh cho Việt Minh một số kinh
nghiệm tốt về tồ chức chuẩn bi và thực hành chiến đấu tiến công quân Pháp phòng
ngự vững chắc.
Tình
hình[sửa | sửa mã nguồn]
Cứ điểm Tu Vũ năm trên địa
bàn xã Tu Vũ, huyện
Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, trên đường liên tỉnh Hòa Bình đi Phú Thọ, cách thi xã Hòa Bình 30 km
về phía bắc, Cứ điểm ở ngay bên bờ sông Đà, trên bình độ 20, có chiều dài 250 m,
chiều rộng 100 m.
Đông Bắc cứ điểm giáp sông Đà, phía bắc cách khoảng 300 m có các
làng Tu Vũ, Đông Xuân, phía tây có làng Bò Ngang, qua bãi lau rộng khoảng 3 km là
dãy núi Yên Lãng (cao 205 m),
tại đây có thề quan sát được toàn bộ cứ điểm và các khu vực xung quanh, làng
bản ở đây bị Pháp đốt phá, phần lớn nhân dân đã sơ tán khỏi khu vực này.
Đường liên tỉnh Hòa Bình đi Phú Thọ là
một tuyến đường quan trọng chạy từ đông nam lên phía bắc, gần như song song với sông Đà và
có những đoạn chạy sát bờ sông, đường rải đá cấp phối, mặt đường rộng khoảng
6m, xe cơ giới đi lại dễ dàng. Đoạn chạy qua cứ điểm Tu Vũ chia cứ điểm thành
hai khu vực. Ngoài ra còn có các đường mòn chạy từ núi Yên Lăng qua bãi lau tới
cứ điểm và từ điềm cao 313 ra khu C.
Sông Đà chảy
từ tây bắc qua thị xã Hòa Bình lên
phía bắc để ra sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận Tu Vũ rộng
400 – 500 m. Giữa sông có cồn cát lớn, từ Tu Vũ có thể lội sang dược. Từ mép bờ
sông đến chân cứ điểm là bãi cát rộng khoảng 150m.
Ngòi Lạt bắt nguồn từ dãy
Yên Lãng chảy từ tây bắc xuống đông nam ra sông Đà, đoạn chảy qua cứ điểm chia cứ điểm
thành hai khu vực (đông bạc và tây nam). Ngòi rộng 5 – 7 m, sâu 2 –3 m, hai bên
bờ dốc đứng, có một cầu sắt (dầm gỗ) bắc qua. Cầu dài 10 m, rộng 5 m, cách mặt
nước 7 m, có vị trí quan trọng nói liền hai khu vực của cứ điềm.
Thời tiết lúc này đang trong
mùa khô, đêm có trăng sáng, tiện cho hành quân vào chiếm lĩnh trận địa và quan
sát, nhưng dễ bi lộ.
Tóm lại, địa hình khu vực Tu
Vũ tương đồi bằng phẳng, tiện cho quan sát cơ động lực lượng, nhưng dễ bi lộ
nếu không ngụy trang tốt, Ngòi Lát có trở ngại cho việc tiếp cận cứ điểm. Có
nhiều đường mòn nên khi hành quân dễ bi lạc.
Lực
lượng
Pháp
Cứ điểm
Tu Vũ là một vị trí thuộc cụm phòng ngự then chốt của phân khu sông Đà do tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh Maroc thứ nhất (1e RTM) được tăng cường một đại đội thuộc tiểu đoàn người Mường thứ
6, 1 xe tăng và
2 xe thiết
giáp chiến giữ, Pháp
tổ chức phòng ngự thành 3 khu (khu A, khu B ở đông bắc Ngòi Lát, khu C ở tây
nam Ngòi Lát).
Khu A có 1 đại đội bộ binh, 1 xe thiết
giáp; công sự phòng
ngự có 6 ụ chiến đấu bao quanh 1 lô cốt lớn.
Trong lô cốt đặt
2 pháo 37
tâm và trung, đại liên.
Khu B là khu quan trọng
nhất, có sở chi huy tiểu đoàn 1, 2 đại đội bộ binh, 1 xe tăng, 1 xe thiết
giáp, 1 DKZ 57 mm, 2 pháo 37 mm, công sự phòng ngự có 1 lô
cốt lớn, nhiều ụ chiến đấu và 3 hầm ngầm.
Cứ điểm được xây dựng khá
kiên cố, các lô cốt chính
cao 5 m, có 2 tầng, tường lô cốt dày
0,8 m. Có hào chiến đấu, hào giao thông nối liền các lô cốt, hầm ngầm, ụ chiến đấu thành thế liên
hoàn vững chắc.
Xung quanh cứ điểm có ít
hàng rào dây thép gai (đơn, mái nhả, cũi lợn, bùng nhùng) với chiều sâu 40 – 80
m, xen kẽ là mìn chồng bộ binh. Ngăn cách giữa các khu có hàng rào
bùng nhùng.
Quanh cứ điểm, cây cối bị
phát quang thành vành đai trống trải, rộng khoảng 300m. Phía tây bắc cứ điểm,
quân Pháp thát quang làm sân bay dã chiến. Trên cồn cát giữa sông Đà, có một số công sự chiến dấu.
Hàng ngày quân Pháp thường
dùng máy bay, pháo binh bắn
phá vào khu vực chân điểm cao 313, dãy núi Yên Lãng, đồng thời cho lính vào các
xóm lân cận dỡ nhà, bắt dân ra xây đắp công sự trong cứ điểm. Ban đêm quân Pháp
cho các toán lính mai phục trên các đường mòn quanh cứ điểm để phát hiện lực
lượng Việt Minh, Trong quá trình chuẩn bị chiến
trường, trinh sát của Việt Minh không
giữ được bí mật để lộ dấu vết, có lần quân Pháp đã nổ súng làm hai cán bộ Việt Minh bi
hy sinh, từ đó quân Pháp rất cảnh giác, cho pháo binh chuẩn
bị sẵn các phần tử bắn vào những nơi nghi Việt Minh có
thề tiếp cận. Khi bi Việt Minh tiến
công, quân Pháp có thể được pháo binh ở
Đá Chông, Thủ Pháp, Chẹ chi viện, khi cần thiết có thể có cả viện binh từ Hòa Bình lên
hoặc từ Chẹ sang. Nếu có nguy cơ bi tiêu diệt, quân Pháp có thể lội sang cồn
cát giữa sông Đà rồi
dùng thuyền vượt sông sang cứ điểm Chẹ. Do ở vi trí cô lập, xa các cứ điểm Chẹ
và Đá Chông nên khi bị tiến công quân Pháp dựa vào công sự chống trả chờ cứu
viện, tinh thần chiến đấu dễ giảm sút.
Tóm lại, Tu Vũ là một mắt
xích quan trọng trong phòng tuyến sông Đà của
quân Pháp, một cứ điềm được tổ chức phòng ngự khá vững chắc, có lực lượng đông,
thiện chiến, được không quân, pháo binh yểm
trợ đắc lực, nên quân Pháp sẽ ra sức chống trả nếu bị Việt Minh tiến công.
Việt Minh
Trung đoàn 88
có 3 tiểu đoàn bộ binh (29,
23, 322) và các đơn vi trực thuộc. Quân số, trang bị tương đối đầy đủ.
Các đơn vị trong trung đoàn có
truyền thống chiến đấu kiên cường, dũng cảm, đã lập nhiều chiến công xuất sắc
trên đường sồ 4, số 13. Trải qua 4 chiến
dịch liên tiếp trong
một năm (1950 - 1951), trung đoàn đã
trưởng thành, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được rèn luyện qua thực tiễn chiến đấu.
Sau khi đánh trận Chùa Cao
(chiến dịch Quang Trung) không thành công, trung đoàn đã
kịp thời rút kinh nghiệm, tìm ra những khuyết điểm để có hướng khắc phục, xây
dựng đơn vị, củng có ý chí, quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sỹ. Nhân dân
xã Tu Vũ bi địch khống chế, nhưng vẫn tin tưởng và hướng về cách mạng, Chi bộ Đảng của xã bám dân, bám làng bản đề hoạt
động, giúp trung đoàn chuẩn
bị chiến trường.
Tóm lại, trung đoàn 88
bước vào trận chiến đấu với quân số trang bị đủ, được tăng cường hỏa lực và có
sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, song cũng gặp những khó khăn: chưa có kinh
nghiệm chiếu đấu hiệp đồng binh chủng trong đánh công sự vững chắc, địa hình
trồng trải, khó giữ bí mật khi tiếp cận.
Tổ
chức chiến đẩu của Việt Minh
Trung đoàn 88
được tăng cường tiểu đoàn bộ binh 80/d36, tiểu đoàn pháo binh 90
(pháo 75 mm), đại đội súng máy phòng
không 12,7 mm có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ mở màn chiến dịch tiến
công Hòa Bình.
Sau khi nhận nhiệm vụ, trung đoàn đã
khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị chiến đầu, tổ chức cán bộ thành hai bộ
phận: bộ phận đi trinh sát thực địa, chuẩn bị quyết tâm chiến đấu; bộ phận ở
nhà chuẩn bị bộ đội, chuẩn bị vật chất cho trận đánh.
Từ đài quan sát trên núi Yên
Lãng, bộ phận trinh sát thực địa quan sát nắm chắc tình hình quân Pháp trong cứ
điểm Tu Vũ; ban đêm Việt Minh vào
trinh sát cứ điểm theo nhiệm vụ được phân công, xác định đường hành quân vào
chiếm lĩnh trận địa, vị trí triển khai lực lượng, trận địa hỏa lực, mở cửa qua
chướng ngại vật… Cán bộ ở vị trí tập kết tổ chức cho bộ đội làm các công tác
chuẩn bị chiến đấu; rút kinh nghiệm trận đánh Chùa Cao, sinh hoạt chính trị,
quán triệt nhiệm vụ, ý nghĩa trận đánh, thảo luận phương án chiến đấu….
Tư tưởng chỉ đạo: Tiến công
kiên quyết, liên tục, đánh nhanh, tiến chắc, tiêu diệt gọn quân Pháp, sẵn sàng
đánh viện binh ban ngày.
Cách đánh:
Bí mật tiếp cận triền khai lực lượng, hình
thành thể bao vây, cắt gỡ một phần hàng rào; đột nhiên dùng hỏa lực chế áp quân
Pháp, mở cửa bằng bộc phá liên tục, nhanh chóng đánh chiếm đầu cầu, thọc sâu,
chia cắt tiêu diệt từng bộ phận, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân Pháp.
Hướng tiến công chủ yếu: từ bắc gốc gạo
đánh vào tây khu B và sở chỉ huy tiểu đoàn địch. Hướng tiến công thứ yếu từ
làng Tu Vũ đánh thọc theo trục đường vào khu A. Hướng phối hợp từ phía bắc nam
cứ điềm đánh vào khu C. Mục tiêu chủ yếu là sở chỉ huy tiểu đoàn địch.
Đội hình chiến đấu của trung đoàn tổ
chức thành ba bộ phận: bộ phận đột kích; bộ phận hỏa lực; bộ phận dự bị.
Nhiệm vụ các đơn vị:
Tiểu đoàn 29 dược tăng cường
1 DKZ 75 mm, 2 bazoka, được hoả lực của trung đoàn chi
viện (4 pháo 75 mm, 7 cối 82 mưu đảm nhiệm tiến công trên hướng chủ yếu
tiêu diệt sở chi huy tiểu đoàn 1 và lực lượng quân Pháp ở khu B, bao
vây chặt không cho quân Pháp chạy ra sông Đà. Trong quá trình tiến công phối hợp
vớitiểu đoàn 23 đánh quân Pháp ở khu A.
Tiểu đoàn 23 được tăng cường
1 DKZ, 2 đại liên, được 2 pháo 75 mm của trung đoàn chi viện trực tiếp, có
nhiệm vụ tiêu diệt quân Pháp ở khu A và viện binh quân Pháp ở hướng làng Tu Vũ
đến.
Tiều
đoàn 322 được tăng cường 1 đại đội/dBB80, 1 pháo 75 mm, 2 DKZ, 2 cối
82 mm, 2 đại liên, đảm nhiệm tiến công trên hưởng phối hợp tiêu diệt quân
Pháp ở khu C.
Tiểu đoàn 80 (-1c) làm đội
dự bị của trung đoàn, sẵn sàng bước vào chiến đấu trên
các hướng (chủ yếu là hướng của tiểu đoàn 29) khi có lệnh.
Các phân đội hỏa lực có
nhiệm vụ chi viện cho bộ binh tiến công đồng thời kiềm chế pháo binh Pháp ở cứ
điểm Chẹ, cụ thể:
2 khẩu cốii 82mm kiềm chế
pháo quân Pháp ở cứ điểm Chẹ
7 khẩu cối 82 mm tổ
chức thành trận địa, chi viện chung cho các hướng.
Đại đội súng máy 12,7mm bố
trí giữa sân bay và khu gốc gạo đề bảo vệ đội hình chiến đấu của bộ binh, sở chỉ huy và yểm hộ cho trung đoàn khi
lui quân.
17 giờ ngày 10 tháng 12 năm
1951, trung đoàn hành
quân chiếm lĩnh trận địa.
2 giờ các đơn vi triển khai
xong, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tiến công. Hiệu lệnh nổ súng: tiếng bộc phá mở
cửa ở hướng chủ yếu (dBB29).
Trinh sát trung đoàn thường
xuyên bám sát, nắm chắc tình hình trong và ngoài cứ điểm, báo cáo kip thời
những thay đổi về quân Pháp cho trung đoàn. Trinh sáttiểu đoàn dẫn đường, nắm rõ quân Pháp trên trục
đường hành quân của tiểu đoàn.
Các đơn vi tổ chức cho bộ
đội mang vác gọn, không để va chạm phát ra tiếng động, ngụy trang kín đáo. Quân
trang nặng để lại hậu cứ.
Tổ chức chỉ huy:
Sở chỉ huy trung đoàn ở tây
nam gốc gạo, Trung đoàn phó chi huy hỏa lực, tham mưu trưởng đi cùng tiểu đoàn
322.
Dự kiến một số tình huống và cách xử trí:
Khi hành quân tiếp cận địch,
nếu gặp quân Pháp tuần tiễu hoặc phục kích thì vòng tránh, nhanh chóng tiến lên
chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công; nếu bị lộ thì dùng lực lượng nhỏ bao
vây tiêu diệt gọn quân Pháp. Nếu pháo của quân Pháp bắn chặn thì nhanh chóng
vượt qua để chiếm lĩnh trận địa.
Trường hợp đánh đêm chưa
xong, chuyển sang đánh ban ngày, phải bám chắc đầu cầu và các vị trí đã chiếm
được, củng cố công sự trận địa để tiếp tục tiến công.
Nếu Pháp cho quân đến cứu
viện, trung đoàn sử dụng lực lượng dự bị để chặn đánh.
Diễn biến
16 giờ ngày 10 tháng 12,
trinh sát trung đoàn báo cáo có một bộ phận quân Pháp đang đào công sự ở cồn cát
giữa sông Đà. Trung đoàn trưởng báo cáo và đề nghị
với đại đoàn trưởng cho sử dụng một lực lượng nhỏ dùng thuyền ra tiêu diệt và
đánh chiếm cồn cát. Nhưng đại đoàn trưởng chỉ thị cho trung đoàn triền khai
chiếm lĩnh trận địa theo kế hoạch đã định, vì thời gian rất gấp, không thể trì
hoãn.
17 giờ, trung đoàn trưởng hạ
lệnh cho các đơn vị hành quân vào chiếm lĩnh trận địa.
Tiểu đoàn 29 với 5 khẩu sơn
pháo 75 mm, trung đội súng máy phòng không 12,7mm và sở chi huy trung đoàn
đi theo đường xóm Né, Bò Ngang vào chiếm lĩnh trận địa ở phía tây khu B.
Tiều đoàn 23 cùng với 2 khẩu
pháo 75 mm theo đường xóm Né Đồng Xuân vào chiếm lĩnh trận địa ở phía bắc
khu A.
Tiểu đoàn 23 cùng các lực
lượng tăng cường từ xóm Đồi Lau qua xóm Trại vào chiếm lĩnh trận địa ở phía tây
nam khu C.
Tuy đã trinh sát kỹ, nhưng
do địa hình trống trải, có nhiều đường ngang tất, nên trinh sát đã đưa tiểu
đoàn 29 và tiểu đoàn 23 đi lạc đường và bị ùn tắc ở cuối sân bay. Do không giữ
được bí mật nên bi lộ.
Tiều đoàn sơn pháo
75 mm và bộ phận súng cối gặp phục kích, quân Pháp bắn vài loạt rồi bỏ
chạy về cứ điểm. Tiểu đoàn 322 cũng gặp quân Pháp tuần tra ở gần cứ điểm.
Đội hình hành quân của trung
đoàn bi lộ khi chưa vào đến vị trí xuất phát tiến công. Pháo của quân Pháp từ
Chẹ, Đá Chông, Thủ Pháp bên kia công Đà bắn mạnh vào đội hình của trung đoàn,
tạo nên màn đạn bao quanh cứ điểm. Bộ đội phải đứng lại đào công sự tránh pháo,
một số bị thương vong. Mặc dù đã dự kiến trước tình huống này nhưng cán bộ chi
huy các đơn vị lúc đầu tỏ ra lúng túng, nhất là khi hệ thống thông tin bị gián
đoạn.
Phát hiện được cuộc tiến
công của Việt Minh, quân Pháp bắn pháo ngày càng mạnh hơn, tạo nên các đoạn bắn
chặn cố định và di động trên các hướng tiến quân của trung đoàn, tiểu đoàn
trưởng và chính trị viên của tiều đoàn 23 hy sinh, tiểu đoàn trưởng và chính
trị viên tiểu đoàn 29 bị thương. Tiểu đoàn pháo binh 90, và bộ phận cối
82 mm bị pháo cản đường, hai khẩu pháo đi đầu bị trúng đạn. Chiến sĩ
khiêng pháo bị thương không vào trận địa triển khai được. Sở chỉ huy trung đoàn
cũng bi pháo bắn, phải di chuyền ra cạnh Ngòi Lát. Trung đoàn trưởng hầu như
mất liên lạc với các đơn vị suốt từ 19 đến 22 giờ, các hướng tiến quân bị
"phơi lưng" trước hỏa lực pháo binh của Pháp.
Một sồ đồng chí phái viên
cấp trên cùng đi với trung đoàn đã nêu ý kiến: "nên tổ chức đánh tiếp hay
lui quân?".
22 giờ, tại sở chỉ huy trung
đoàn, thường vụ đảng ủy trung đoàn họp dưới sự chủ toạ của đồng chí bí thư. Sau
khi nhận định tình hình, thường vụ khẳng định: khả năng đánh thắng vẫn còn, lui
quân lúc này cũng thêm tổn thất và ảnh hưởng tới tư tưởng bộ đội và quyết định.
Tiếp tục lãnh đạo trung đoàn
thực hiện nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, đánh thắng trận mở màn
chiến địch.
Về biện pháp: nhanh chóng
củng cố tổ chức, chấn chỉnh đội hình, đưa bộ đội vào tiếp cận sát hàng rào để
tránh pháo sát thương, khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị sẵn sàng nổ
súng khi có lệnh.
Chuẩn bị kế hoạch đánh cả
ngày hôm sau, Bộ tư lệnh đại đoàn nhất trí thông qua quyết tâm của trung đoàn
và chỉ thị: tiếp tục động viên bộ đội khắc phục khó khăn. kiên quyết thực hiện
nhiệm vụ tiến công trước lúc trời sáng. Lúc này thông tin giữa trung đoàn và
các đơn vi vẫn chưa thông suốt, trung đoàn đã phân công cán bộ trực tiếp xuống
từng đơn vi truyền đạt nghị quyết của thường vụ đảng ủy giúp đơn vi tổ chức
chiến đấu và bổ sung của bộ cho tiểu đoàn 23
Trung đoàn phó trực tiếp
xuống chỉ đạo các đơn vi của tiểu đoàn pháo binh 90, nhanh chóng đưa pháo vào
vi trí triển khai. Phó chính ủy trực tiếp xuống chấn chỉnh các phân đội bị lạc
do pháo bắn chặn, tổ chức cho bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa quy định.
Trong khi thường vụ đảng ủy
họp, các đơn vi mặc dù mất liên lạc với trung đoàn, lực lượng bị thương vong
nhiều nhưng vẫn chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, đưa bộ đội
vượt qua làn pháo đang chặn tiến vào vị trí triển khai. Tiểu đoàn 29 và tiểu
đoàn 23 sau khi vào vị trí triển khai đã nhanh chóng cho lực lượng mở cửa lên
cắt gỡ hàng rào. Thường vụ đảng ủy tiểu đoàn 29 họp đánh giá tình hình và hạ
quyết tâm ngay dưới làn đạn pháo của quân Pháp.
Đã quá giờ nổ súng theo quy
định nhưng trung đoàn chưa tổ chức xong đội hình tiến công, hệ thống thông tin
chưa thông suốt tới các đơn vị. Riêng tiểu đoàn 322 chiếm lĩnh trận địa xong
đúng giờ quy định nhưng mất liên lạc với trung đoàn, pháo quân Pháp bắn nhiều,
không phân biệt được đâu là tiếng bộc phá lệnh.
Chờ đến 23 giờ 05 phút, tham
mưu trưởng hạ lệnh cho tiểu đoàn 322 nổ súng tiến công khu C. Đại đội 227 và
đại đội 225 dùng bộc phá mở cửa. Cửa mở xong xung kích của đại đội 225 vượt qua
cửa mở đánh chiếm lô cốt đầu cầu và phát triển vào trung tâm. Quân Pháp dùng 1
tiểu đội ra phản kích đầy lùi mũi đột kích một của đại đội 225, đại đội phải sử
dụng đột kích hai vào cùng đột kích một đẩy lùi quân phản kích và phát triển
chiến đấu. nhưng lại bị pháo và hỏa lực súng máy ban chặn, hai cán bộ trung đội
hy sinh, lực lượng tiến công trên hướng này bị thương vong gần hết, phải tạm
thời dừng lại.
Ở hướng đại đội 227, sau khi
mở được cửa, đột kích một nhanh chóng đánh chiếm 2 ụ súng số 5 và số 6; đột
kích hai đánh chiếm ụ súng số 7 rồi chia thành hai mũi đánh lô cốt E và ụ súng
số 8, bắt liên lạc được với đại đội 225. Đột kích một sau khi đánh chiếm ụ súng
số 5 vả số 6 gặp hầm ngầm đã để lại một bộ phận đánh hầm ngầm, sồ còn lại tiếp
tục phát triển vào dãy nhà lính để tiêu diệt quân Pháp, đồng thời tiến ra bờ
sông Ngòi Lát.
24 giờ 30, thấy mũi của đại
đội 225 gặp khó khăn, tiểu đoàn lệnh cho đại dội 229 vào tiếp sức chiến đấu cho
đại đội 225. Một chiến sĩ đại đội 225 dùng quả bộc phá 20 kg đánh sập lô
cốt trong trung tâm và anh dũng hy sinh. Đại đội 229 vào tới nơi liền chia
thành 2 mũi. Mũi một đánh thắng vào phía đông đầu cầu bắc qua Ngòi Lát; quân
Pháp ra phản kích bị đánh bật trở lại; một số bị tiêu diệt, số còn lại tháo
chạy sang khu B. Mũi hai đánh tạt sang 2 ụ súng số 9, sổ 10; quân Pháp ở đây
tháo chạy sang khu B bị mũi một chặn lại tiêu diệt một số.
Khoảng 01 giờ ngày 11 tháng
12. tiều đoàn 322 làm chủ hoàn toàn khu C. Quân Pháp sợ Việt Minh tràn sang khu
B nên đã dùng bộc phá phá cầu và cho pháo bắn trùm lên khu C. Do không bắt liên
lạc được với trung đoàn, để giảm bớt thương vong cho đơn vị, tham mưu trưởng hạ
lệnh cho tiểu đoàn 322 thu chiến lợi phẩm, giải quyết thương binh tử sĩ rồi rời
khỏi trận địa.
Lúc 01 giờ 30 ngày 11 tháng
12, hai tiểu đoàn 29 và 23 mới chiếm lĩnh xong trận địa báo cáo về trung đoàn
xin nổ súng. Lúc đó mạng thông tin hậu tuyến giữa trung đoàn với các đơn vị vẫn
chưa triển khai xong; trung đoàn nhận được thông báo của đại đoàn: tiểu đoàn
322 đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn khu C. Trưng đoàn ra lệnh cho hai tiểu
đoàn 29 và 23 cùng lực lượng pháo binh khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bi
tiến công.
1 giờ 45 ngày 11 tháng 12,
trung đoàn trưởng lệnh cho pháo binh thực hành pháo hỏa chuẩn bị. Lúc này trăng
sáng nhìn đồn quân Pháp rất rõ. 4 khẩu pháo 75 mm và 6 khấu cối 82 mm
bắn dồn dập vào khu A, khu B. Sau đó tiểu đoàn 23 và 29 được lệnh mở cửa và
xung phong đánh chiếm các mục tiêu quy định.
Trên hướng tiều đoàn 23,
ngay sau khi có lệnh nổ súng, đại đội 209 cho tổ bộc phá lên phá sạch 4 hàng
rào ở cửa mở. Bộ phận đánh chiếm đầu cầu nhanh chóng xung phong đánh chiếm ụ
súng số 14 rồi hình thành hai mũi, mũi một đánh chiếm nhà kho, mũi hai đánh
chiếm ụ súng 1, sau đó phát triển sang hướng đại đội 213.
Cùng lúc đó đại đội 213 đánh
chiếm các ụ súng số 15 và 16 rồi phát triển vào tung thâm khu A. Quân Pháp sử
đựng hai xe thiết giáp và bộ binh ra phản kích vào bên sườn đại đội 213 cắt đội
hình của đại đội ra làm hai (phía trước và phía sau). Ngay lúc đó khẩu ĐKZ đi
cùng đại đội đã kịp thời nổ súng bắn cháy một xe thiết giáp, cùng với bộ binh
đây lùi cuộc phản kích của. Quân Pháp phải co về lô cốt H, chiếc xe thiết giáp
còn lại cùng một sồ lính chạy ra bờ sông Đà. Đại đội 213 tổ chức một mũi truy
kích tiêu diệt chiếc xe và tốp bộ binh đó. Một bộ phận của đại đội 209 bao vây
và tiêu diệt quân Pháp ở lô cốt H, làm chủ hoàn toàn khu A.
Trên hướng tiểu đoàn 29,
trong lúc pháo Việt Minh đang bắn mạnh vào cứ điểm, tổ bộc phá tiến lên mở nốt
số hàng rào còn lại. Quân Pháp nổ súng chống trả quyết liệt, pháo từ Chẹ bắn
sang hỗ trợ cho xe tăng ra bịt cửa mở. Tiểu đội bộc phá của đại đội 152 đánh
hết 9 quả phá xong hàng rào, nhưng 12 đồng chí trong tiểu đội đã hy sinh. Đột
kích một xung phong lên nhưng bị hỏa lực địch chặn lại. Việt Minh thương vong
nhiều nên đại đội 152 buộc phải dừng lại trước lô cốt A và B.
Đại đội 154 tiến dọc bờ ngòi
Lát gặp bãi mìn phải dừng lại. Tiểu đoàn lệnh cho đại đội 156 theo đường cửaa
mở của đại đội 152 tiến vào đánh chiếm lô cốt D, đến đây cũng bi hỏa lực bắn
chặn không phát triển được. Tiểu đoàn lệnh tiếp cho đại đội 154 tiến qua cửa mở
của đại đội 152 đánh chiếm lô cốt E là nơi đặt sở chỉ huy tiểu đoàn. Lúc này
phần lớn lực lượng của tiểu đoàn 29 đã vào trong khu B, hình thành các mũi tiến
công đủ mạnh để đánh vào các cụm quân Pháp. Một chiến sĩ đại đội 152 ôm quả bộc
phá 20 kg lao vào đánh sập hầm ngầm ở lô cốt A, diệt toàn bộ quân và anh
dũng hy sinh.
Đại đội 154 sau khi vòng qua
bãi mìn đã đưa bazooka lên
tiêu diệt chiếc xe tăng ở cạnh lô cốt C và bắn cháy xe thiết giáp cùng tốp bộ
binh chạy ra phía sông Đà.
Đại đội 156 sau khi diệt lô
cốt D đánh vòng sang lô cốt C hình thành một mũi đánh ra dọc sông Đà bao vây
quân Pháp nhưng vì lực lượng mỏng yếu nên không phát triển được. Quân Pháp sống
sót ở khu A và khu B kịp thời rút ra cồn cát giữa sông, dựa vào công sự trận
địa làm sẵn chống trả quyết liệt. Tiểu đoàn dùng hỏa lực tiêu diệt một số, số
còn lại lên ca nô rút về Chẹ.
04 giờ ngày 11 tháng 12 năm
1951, trung đoàn hoàn toàn làm chủ cứ điểm Tu Vũ, ra lệnh cho các đơn vị kiềm
tra lại các vị trí chiến đấu, bắt tù binh, thu chiến lợi phẩm, giải quyết thương
binh tử sĩ rồi rút về chân núi Yên Lòng, củng cố đơn vị sẵn sàng đánh ban ngày
nếu Pháp đưa quân lên chiếm lại cứ điềm.
Kết quả
Pháp:
159 tử trận, 12 bị bắt, bị
bắn cháy 1 xe tăng, 2 xe thiết
giáp, phá hủy 5 khẩu pháo từ
37 đến 57 mm; thu 1 DKZ. 1 bazooka 60 mm.
1 cối 60 mm, 1 trọng liên. 8 đại liên.
Ý nghĩa
Chiến thắng Tu Vũ đã làm
rung chuyển tuyến phòng thủ sông Đà của
quân đội Pháp. Trận đánh mở màn chiến địch giành thắng lợi, Việt Minh hoàn
toàn làm chủ tả ngạn sông Đà, khai thông đường vận chuyển từ hậu
phương Việt Bắc tới Hòa Bình, tạo điều kiện cho chiến dịch triển
khai lực lượng đánh bại âm mưu của Pháp chiếm đóng vùng giải phóng Hòa Bình. Ngày 14 tháng 12 năm 1951, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến tận đồn Tu Vũ đề nghiên cứu.
Ông gửi thư khen ngợi trung đoàn 88.
trong đó có đoạn viết:
...
Chiến thắng Tu Vũ là một trận công kiên lớn nhất. mở màn chiến dịch. Chiến
thắng Tu Vũ biểu hiện tinh thần quả cảm hy sinh, tích cực, chủ động tiêu diệt
địch, linh hoạt trong chiến đấu, chứng tỏ bước tiến bộ mới của trung đoàn 88
nói riêng và của quân đội nói
chung. Tiến bộ không chỉ đơn thuần về kỹ thuật, chiến thuật mà còn cả về mặt tư
tưởng của quân đội cách mạng chỉ
biết tiến công, không biết lùi bước. Tôi gửi lời khen ngợi các đồng chí trung đoàn 88
đã nêu cao gương anh dũng tuyệt vời của quân đội...
Thắng
lợi to lớn này chứng tỏ bước trưởng thành lớn mạnh của Quân đội Nhân
dân Việt Nam, khả năng đánh thắng quân Pháp phòng ngự trong công sự vững
chắc với lực lượng cỡ tiểu đoàn tăng cường, có xe tăng, thiết giáp và được hoả lực pháo binh chi
viện mạnh, tạo tiền đề cho các trận tiến công lớn sau này nhưchiến dịch Tây Bắc và Điện Biên Phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét