Trận Ia Đrăng là một trong những trận lớn đầu tiên giữa Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời
kỳ Chiến tranh Việt Nam. Trận đánh là 1 phần trong Chiến dịch Plei
Me (từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965). Trận đánh gồm 2 giai đoạn này xảy ra
giữa 14 tháng 11 tới 18 tháng 11 năm 1965 tại phía tây bắc Plei Me ở Tây Nguyên của Nam Việt Nam. Tên trận đánh lấy theo tên của Sông
Đrăng chảy qua thung
lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. "Ia" có
nghĩa là "sông" trong tiếng người Thượng.
Diễn biến
Một tiểu đoàn dù của QĐHK đổ bộ xuống bờ nam sông Ia Đrăng. Một tiểu
đoàn khác đổ bộ xuống cứ điểm 732. Một lữ đoàn dù trấn giữ dọc đường 19B. Ngày
11 tháng 11, một tiểu đoàn quân Mỹ tiếp tục đổ xuống Plei Ngo, cách Plei Me
12 km về phía tây.
Phía QĐNDVN, ngày 13 tháng 11 năm 1965, Đảng ủy và bộ tư lệnh mặt trận
Tây Nguyên (mặt trận B3) họp và quyết định sẽ nghênh chiến QĐHK. Chính ủy mặt
trận là Chu Huy Mân chỉ
đạo binh sĩ của mình rằng vì họ chưa từng chiến đấu với quân đội Mỹ nên dịp này
sẽ đánh và sẽ rút ra được kinh nghiệm. Thực ra, Tiểu đoàn 952 QĐNDVN trước đó
vào ngày 11 tháng 11 đã tấn công một đơn vị Mỹ ở Bầu Cạn phá hủy một số máy bay
trực thăng và làm bị thương một số binh sĩ đối phương.
Bộ chỉ huy trận Ia Đrăng của QĐNDVN đến đóng ở chân núi phía Nam Chư Prông. Lực lượng của họ bao gồm Trung đoàn
66 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hữu An (chỉ huy trưởng) và Đặng Vũ Hiệp (chính ủy), phối hợp với Tiểu đoàn H15 Quân Giải
phóng miền Nam đánh
nghi binh ở Đường 13 (tuy nhiên tài liệu phương Tây lại cho rằng Tiểu đoàn H15
cũng tham gia trận đánh). Đối mặt với họ là Lữ đoàn 3 Air Cavalry (Không Kỵ)
của QĐHK, bao gồm 3 tiểu đoàn là 1/7 (do Trung tá Harold Moore chỉ huy), 2/7 và
2/5 Không Kỵ, tổng cộng khoảng hơn 1.000 quân. Cùng thời gian này, Mỹ huy động
1 tiểu đoàn pháo binh lập 2 trận địa pháo (12 khẩu 105mm) ở tây nam Quênh Kla
2 km và đông nam Ia Đrăng 3 km để chi viện cho Lữ đoàn 3.
Như vậy, xét về quan số tác chiến đơn thuần, QĐNDVN có ưu thế hơn (2.000
quân so với 1.000 quân). Tuy nhiên không thể xét đơn giản như vậy. Quân Mỹ là
đội quân nhà giàu, được trang bị hỏa lực rất hùng hậu, trung bình 1 lính Mỹ tại
chiến tuyến được 5 lính khác ở tuyến sau hỗ trợ phi pháo, ném bom, tải thương.
Trong trận đánh, pháo binh Mỹ bắn 6000 loạt/ ngày, không quân xuất kích 300 phi
vụ/ngày (có cả máy bay B-52),
từ đó cho phép ước lượng pháo binh Mỹ tham chiến ít nhất 1 tiểu đoàn, không
quân Mỹ tham chiến ít nhất 3 tiểu đoàn (chưa kể hàng trăm lượt trực thăng chuyển
quân). Như vậy nếu tính cả lực lượng hỗ trợ tuyến sau thì quân Mỹ lại có ưu thế
hơn hẳn.
Trận đánh mở màn
Ngày 14 tháng 11, Tiểu đoàn 1/7
Không Kỵ là đổ bộ xuống Bãi đáp X-ray vị trí cách Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66
QĐNDVN) khoảng 200 m. Cùng ngày, nhưng ở vị trí khác QĐHK cho đổ bộ hai tiểu
đoàn (thiếu một đại đội) cùng một đại đội pháo. Một đơn vị pháo khác tham gia
trấn giữ đường 19B.
Sau khi hoàn thành trận địa, QĐHK
tập trung pháo binh và máy bay trực thăng bắn phá khu vực Bãi X-ray. 10 giờ 48
phút, quân Mỹ dùng 8 trực thăng đổ bộ bộ phận đi đầu (Đại đội Bravo gọi tắt là
Đại đội B) do Đại úy John Herren của Tiểu đoàn 1 (109 lính trong đó có Tiểu
đoàn trưởng Trung tá chỉ huy Moore) xuống Bãi X-ray. 35 phút sau, Mỹ tiếp tục
đổ Đại đội Alpha (gọi tắt là Đại đội A) quân số 106 lính do Đại úy Tony Nadal
chỉ huy. Sau khi nắm được Đại đội A, Tiểu đoàn trưởng Moore cho quân chia làm 2 mũi tiến công vào
Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 66
Tiểu đoàn 9 bị bất ngờ, tiểu đoàn
trưởng đang đi gặp trung đoàn trưởng để nhận nhiệm vụ. Tham mưu trưởng tiểu
đoàn cũng đang đi chuẩn bị chiến trường ở Ban Mê Thuột, chính trị viên phó cũng
đang ở sở chỉ huy trung đoàn, chính trị viên trưởng đang ở chỗ Đại đội 12. Chỉ
huy cao nhất lúc bấy giờ có một trợ lý tác huấn tiểu đoàn. Tuy bị bất ngờ nhưng
binh sĩ QĐNDVN không hoảng loạn và tự tổ chức chiến đấu. Các Đại đội 13, 11 và
12 nghe tiếng súng đã chủ động cơ động đánh vào bên sườn quân địch. Đại đội B
của Mỹ bị đánh mạnh ở hai bên sườn.
Đến khoảng 11 giờ, tiểu đoàn trưởng chạy
về đến chỗ Đại đội 11 nắm được Đại đội 11 và một bộ phận của Đại đội 12, một
khẩu súng cối tiếp tục tổ chức đánh vào quân Mỹ. Trước các đợt phản kích
liên tiếp của QĐNDVN, cả hai mũi xung phong của Mỹ đều bị bẽ gãy, phải lui về
cụm lại cách Tiểu đoàn 9 hơn 1 km về phía Đông để chống lại. Một trung đội
Mỹ bị vây chặt ở ven Bãi đáp X-ray, Trung đội trưởng Henry Herrick bị giết tại
trận. Các nỗ lực giải vây bước đầu không thành. Đến khoảng 13 giờ 30 phút, lực
lượng quân Mỹ tại Bãi X-ray được tăng cường Đại đội Charlie (gọi tắt là Đại đội
C) do Đại úy Bob Edwards chỉ huy nhằm tăng cường khả năng phòng ngự trước các
đợt tập kích của QĐNDVN.
17 giờ, Mỹ gọi phi pháo đánh liên tục vào đội hình QĐNDVN, các đại đội
tự động rút khỏi vị trí (Đại đội 11, 12, 15 rút về phía tây bắc suối Khôn Chưa,
Đại đội 13 rút về hướng Tiểu đoàn 7). Kết quả Tiểu đoàn 9 đã đánh bại cuộc tập
kích của Mỹ, QĐNDVN ghi nhận họ đã diệt khoảng 150 lính Mỹ, bắn rơi một máy bay
chiến đấu.
Các trận tập kích vào Bãi đáp X-Ray
Sau khi bị Tiểu đoàn 9 đẩy lùi,
quân Mỹ cụm lại thành hình vòng quanh Bãi đáp X-Ray, ban đêm dùng máy bay thả
đèn dù, dùng pháo binh bắn chặn xung quanh đề phòng tập kích.
Ngày 15 tháng 11, lúc 5 giờ 30 phút,
Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66 QĐNDVN) bất ngờ tấn công Tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ
QĐHK, lực lượng sử dụng gồm Đại đội 1 và 2 có hai khẩu súng cối 82 mm
của Đại đội 15. Tiểu đoàn triển khai cách địch khoảng 150 m, dùng hai khẩu
cối 82 mm bắn 14 quả sau đó lệnh cho Đại đội 1 và 2 xung phong. Bộ đội
Tiểu đoàn 7 QĐNDVN dùng 1 trung đội đột kích với 3 khẩu B-40,
6 RPD,
3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mỹ. Sau vài
phút rối loạn, quân Mỹ đã đánh trả ác liệt. Phía Mỹ có máy bay trợ chiến bằng
bom và tên lửa. Máy bay Mỹ đến thả bom
napalm xuống trận địa
lúc này đang lẫn lộn cả quân của hai phía. QĐHK thương vong thêm 24 lính chết
và 20 bị thương.[4]
Sau trận tập kích, Tiểu đoàn 7 rời khỏi
trận địa. Trước khi rút, tiểu đoàn lệnh Đại đội 1 để lại một trung đội và hai
khẩu súng cối để phục kích nếu trực thăng Mỹ xuống lấy xác thì đánh. Trên đường
rút, bị máy bay và pháo binh đánh chặn, các đại đội của Tiểu đoàn 7 dùng súng
bắn rơi tại chỗ 4 chiếc trực thăng.
Suốt ngày 15, Mỹ cho nhiều lần máy
bay hạ cánh xuống lấy xác lính Mỹ nhưng đều bị súng cối bắn nên không dám đỗ
xuống. 17 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11, Mỹ đổ hai đại đội xuống để chiếm lại
trận địa và thu dọn xác chết, bị súng cối bắn cháy thêm hai chiếc trực thăng.
Trận tập kích lần thứ 2 của Tiểu đoàn 7
diễn ra đêm 15 rạng ngày 16 tháng 11. Tiểu đoàn 7 còn Đại đội 3 và hai khẩu
súng cối 82mm chưa tham gia chiến đấu. Căn cứ vào tình hình quân Mỹ cụm lại,
cấp trên quyết định dùng lực lượng này và tăng cường thêm Trung đội 1 của Đại
đội 1 (đánh bám địch) và hai khẩu súng cối 82 mm tổ chức trận tập kích
ngay trong đêm 15. Tuy nhiên lần này quân Mỹ đã tổ chức bố phòng vững chắc hơn
nhiều so với đêm trước và liên tục gọi pháo binh bắn phá dữ dội để yểm trợ nên
QĐNDVN phải nhanh chóng chấm dứt tập kích sau khi chỉ khiến 6 lính Mỹ bị
thương.[4]
Giai đoạn đầu của trận Ia Đrăng
chấm dứt với kết quả là 79 lính Mĩ chết và 121 bị thương. Con số này khá khớp
với ước tính của QĐNDVN rằng họ đã diệt hơn 250 quân địch.
Trận đánh ngày 17 tháng 11 (trận Albany )
Tiểu đoàn 8 còn sung sức nhanh
chóng cơ động xuống nhận nhiệm vụ mới mà trung đoàn giao (trên đường đi sẵn
sàng chiến đấu vì có thể gặp địch). Tiểu đoàn 8 nhận được lệnh, chiều ngày 16
đã cho bộ đội hành quân ngay về vị trí sở chỉ huy trung đoàn. Tiểu đoàn 1
(Trung đoàn 33 QĐNDVN) hành quân đến trợ chiến nhưng lạc đường. Nửa đêm về sáng
ngày 17, Tiểu đoàn 7 lại tấn công đối phương gây thiệt hại nặng cho Tiểu đoàn
1/7 QĐHK buộc đơn vị này phải rút lui. Giai đoạn thứ hai của trận Ia Đrăng bắt
đầu.
Ở hướng khác, ngày 17 tháng 11, Tiểu
đoàn 2/7 Không Kỵ QĐHK đổ bộ xuống Bãi đáp Albany . Họ phát hiện ra vị trí của Tiểu đoàn
8 QĐNDVN ở bờ sông Ia Đrăng và tổ chức tấn công lúc đơn vị này đang nghỉ trưa.
Nhưng chính họ lại bị QĐNDVN phục kích.
Lực lượng Tiểu đoàn 8 có ba
đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến (Đại đội 10) ngoài ra còn được tăng
cường một đại đội súng máy 12,7 mm (6 khẩu, đạn đầy đủ). Đội hình hành
quân theo đội hình chiến dấu tao ngộ sẵn sàng chiến đấu cao, đặc biệt khi đi
đến ngã ba đường làng Tung và làng Sinh. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Lê Xuân
Phôi cho tất cả dừng lại triển khai đội hình chuẩn bị chiến đấu, đồng thời cho
liên lạc báo cho Đại đội 8 biết tình hình.
Tiểu
đoàn tổ chức thành hai thê đội: Thê đội 1 gồm Đại đội 6 (thiếu Trung đội 3).
Thê đội 2 gồm Đại đội 7 và Trung đội 3 Đại đội 6. Trong vài phút, Đại đội 6 đã
bí mật triển khai xong thì phát hiện quân Mỹ đang đi về hướng Tiểu đoàn 8. Khi
quân Mỹ vào gần khoảng 40 đến 50 mét, đại đội trưởng lệnh cho đại liên bắn,
Trung đội 1 và 2 cũng bắn mạnh vào đội hình địch và xung phong.
Tiểu đoàn 8 dùng súng máy tấn
công cùng bộ đội tiến công bên sườn đội hình đối phương đang tấn công đến gần
rồi đột ngột đổi hướng tiến thẳng vào đối phương và triển khai chiến thuật chia
cắt và đánh mặt đối mặt với QĐHK. Chiến thuật này khiến các vũ khí hạng nặng
của QĐHK không triển khai được và quân của họ không được yểm trợ đầy đủ như mọi
khi. Đồng thời các đơn vị của họ bị chia cắt nên lúng túng và không xác định rõ
mục tiêu, nhiều khi bắn vào nhóm khác của quân mình. Trong khi đó, QĐNDVN chiếm
được các vị trí cao hơn và dễ dàng phát hỏa vào đội hình của đối phương đang di
chuyển. Hậu quả là QĐHK thiệt hại nặng nề. Đại đội A của Tiểu đoàn 2 QĐHK bị
chia cắt trong một khu vực trống trải bị mất 50 binh sĩ ngay trong những phút
đầu tiên. Trong khi Đại đội C mất 20 người trong những phút đầu. Mọi việc trở
nên tồi tệ hơn đối với QĐHK khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 33 QĐNDVN cuối cùng
cũng đến nơi và tấn công đối phương từ sau lưng. Trước tình hình trên, phía Mỹ
phải điều Tiểu đoàn 2/5 tới Bãi Albany để chi viện và yểm trợ cho Tiểu đoàn 2/7
thu dọn xác chết và sơ tán thương vong.
Đến 8 giờ tối ngày 18 tháng 11, trận
chiến ở thung lũng Ia Đrăng kết thúc với việc các đơn vị QĐHK rút lui khỏi Bãi
đáp Albany .
Trận đánh thứ 2 này thực sự là một thảm họa với quân Mỹ: 155 lính bị giết và
121 bị thương, tức hơn 2/3 lực lượng; riêng Đại đội C chịu tổn thất lớn nhất
với con số thương vong lên tới 95 người. Đây là thương vong cao nhất trong 1
ngày mà Mỹ phải chịu ở Việt Nam
tính đến khi đó. Quân Mỹ tuy vậy vẫn báo cáo giết 403 lính đối phương, nhưng
thực tế con số này là không có cơ sở, vì thực tế quân Mỹ trong trận này gần như
bị xóa sổ và mất trận địa, không có cách nào để có thể "đếm" được
thương vong của đối phương.
Trong Hồi ký, tướng Đặng Vũ Hiệp viết:
“
|
...Chúng tôi đi kiểm tra trận địa sau khi ta làm chủ chiến
trường, địa hình hàng chục ki-lô mét vuông bị đảo lộn, cây gãy đổ ngổn ngang,
không còn đường còn lối. Địch chết thành đống, có chỗ năm, ba tên; xen lẫn
vào đó là xác chiến sĩ ta. Nhiều đồng chí nằm đè lên xác lính Mĩ, lưỡi lê còn
cắm vào ngực tên địch. Có đồng chí hy sinh tay vẫn nắm chặt quả lựu đạn bên
sườn. Có tổ ba chiến sỹ hy sinh mà phía trước và phía sau các anh có hàng
chục xác Mĩ. Có đồng chí hy sinh trên vai còn vác thi thể đồng đội. Nhìn vào
trạng thái địch ta như trên không những thấy rõ được tính chất quyết liệt một
cách cụ thể, đồng thời thấy được sự hy sinh dũng cảm tuyệt vời của cán bộ,
chiến sĩ ta. Về mặt chiến thuật càng thấy rõ nét hoạt động của tổ ba, thậm
chí của những bộ phận một, hai đồng chí có rất nhiều tác dụng trong việc đột
nhập sâu vào đội hình trung tâm của địch.
|
”
|
Ở hướng phối hợp tại Đức Cơ, Tiểu
đoàn 3 (Lữ đoàn 3 Air Cavalry QĐHK) cùng 2 đại đội pháo được 2 lữ đoàn dù của
QLVNCH đến trợ chiến. Trung đoàn 320 QĐNDVN nghênh chiến nhưng không gây thiệt
hại nặng cho đối phương như ở hai hướng kia. Ngày 18 tháng 11, Bộ tư lệnh chiến
dịch ra lệnh cho Trung đoàn 33 tập kích trận địa pháo Falcon ở phía tây suối Ia
Muer. Thực hiện mệnh lệnh, từ 16 giờ 30 phút ngày 18, hai tiểu đoàn 2 và 3 cùng
phân đội súng cối do tham mưu trưởng trung đoàn trực tiếp chỉ huy nổ súng tiến
công trận địa pháo Mỹ. Sau ít phút chiến đấu đã có 3 lính Mỹ chết và 13 bị
thương, Quân đội Nhân dân Việt Nam phá huỷ 3 khẩu pháo 105mm, 1 khẩu cối 81mm,
5 máy bay trực thăng và bắn rơi 2 chiếc khác; thu 750 viên đạn pháo và 30 viên
đạn cối.
Kết quả và ảnh hưởng
Trong bốn ngày giao chiến, chỉ
với lực lượng bộ binh trang bị nhẹ, "trận đánh sông Drang" của chủ
lực QĐNDVN đã loại khỏi vòng chiến 476 lính Mỹ, trong đó có 234 lính chết và
245 bị thương.
Sau trận đánh, Trung đoàn 66 đã
được tặng thưởng một lúc 2 Huân chương quân công hạng nhất, vì theo lời đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì "do không có huân chương nào
cao hơn, vì vậy tặng một lúc 2 huân chương để thưởng công cho thành tích tuyệt
vời của Trung Đoàn 66". Nhiều chiến sĩ được tặng danh hiệu Dũng
sĩ diệt Mỹ: Đại đội trưởng Đại đội 2 Lê Văn Tam được
tặng huân chương chiến công hạng nhì và danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp 3, Chính
trị viên phó Đại đội 6 Đinh Văn Đế diệt 8 lính Mĩ (3 bằng dao găm). Trung uý Vũ
Đình Dự - Chính trị viên Đại đội 8, Trung úy Đoàn Ngọc Đảnh - Đại đội trưởng
Đại đội 7, Thiếu úy Nguyễn Xuân Ngạnh trung đội trưởng, Thiếu úy Vũ Đức Thắng
trung đội trưởng, chiến sĩ trẻ Lê Văn Quỳnh (18 tuổi), tiểu đội phó Hà Huy
Trọng, Phạm Văn Tiết, Cao Thái Thưởng, Trần Minh Duyên... là những chiến sĩ
được cấp trên ghi nhận diệt từ 5-15 lính Mỹ. Đặc biệt Lê Khắc Nga, Lê Văn Điều
mỗi người được ghi nhận diệt hơn 20 lính Mỹ, là 2 chiến sĩ đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú đầu tiên ở chiến trường.
Về mặt chiến thuật, trận đánh đã cung cấp cho QĐNDVN nhiều kinh nghiệm
quý về tác chiến chống quân Mỹ, một đối thủ vượt trội về hỏa lực và sức cơ
động. Tiêu biểu là chiến thuật "Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh", tức áp
dụng lối đánh cận chiến áp sát lính Mỹ để vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh và
không quân của Mỹ. Các tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi nhận:
“
|
Lựa chọn cách đánh và đánh thắng địch ngay trận đầu là nét độc
đáo của nghệ thuật chỉ huy chiến dịch. Quân Mỹ mới vào miền Nam tuy có chiếm
ưu thế về hỏa lực, sức cơ động nhưng chúng rất chủ quan không đánh giá đúng
mình và coi thường đối phương. Mặt khác ta không coi thường địch mà đã chuẩn
bị tốt tư tưởng tâm lý cho cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng chấp nhận hy sinh để
giành thắng lợi.
Sự sắc sảo của nghệ thuật chỉ huy
chính là biết khoét sâu vào chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch để lựa chọn địa hình,
lựa chọn cách đánh đúng, giành thắng lợi trong từng trận chiến đấu. Trong chiến
dịch này mưu hay của ta là lừa địch, kế giỏi là dụ quân Mỹ vào đúng điểm
quyết chiến ta đã chọn; phát huy sở trường đánh gần của ta để làm hạn chế
điểm mạnh về hỏa lực, cơ động Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch đã khẳng định ta
có khả năng đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn quân Mỹ.
|
”
|
Về mặt chiến lược, trận đánh gây ra một ảnh hưởng sâu rộng về quan điểm
chiến tranh của người Mỹ. Ngay tuần lễ sau đó Westmoreland đã đề nghị cho ông
thêm 41.500 lính Mỹ với lý do
"lực lượng chủ lực Bắc Việt Nam
đã thâm nhập vào miền Nam ".
Những đề nghị này không ngừng tăng lên kể từ tháng 7, và đề nghị mới này đưa số
quân Mỹ đến VN lên đến 375.000 người. Bộ trưởng McNamara phải bỏ dở ngay một hội nghị của OTAN
ở Paris,
khẩn cấp sang Sài Gòn một thời gian 30 giờ để đánh giá lại cuộc chiến. Mac
Namara tuyên bố gửi cho ông ta 400.000 quân "không
đảm bảo thắng lợi" - "Lính Mỹ trong những cuộc hành
quân mỗi tháng bị chết có đến hơn 1.000" và cơ may vào đầu năm 1967 phải
"một mức độ cao hơn". Lần đầu tiên Mac Namara nói đến việc Chính phủ
có thể "thử cách thương lượng theo giải pháp hoà giải" đồng thời vẫn
gửi quân tăng cường "ở
một mức độ tối thiểu".
Bộ trưởng Quốc phòng Israel khi đó
sang thăm Việt Nam Cộng hòa đã đóng vai một nhà báo chiến trường đến quan sát
chiến dịch Pleime về nói như sau: "Quân
đội Mỹ ở Việt Nam
đã có đủ những vũ khí và phương tiện mà những người chỉ huy quân sự các nước
khác chỉ thấy trong mơ. Thế mà, mỗi khi đối phương đã tiếp nhận giao chiến là
trên 90% các trận đánh, quyền chủ động thuộc về họ...".
Tướng Mỹ G. Moore và phóng viên
chiến tranh L. Galoway, cả 2 đã chiến đấu trong trận Ia Đrăng sau này nhận định
rằng: "Ia Đrăng - trận
đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam".
Rõ ràng trận đụng độ đầu tiên với
lực lượng chủ lực QĐNDVN đã làm những người đứng đầu quân đội Mỹ tại Việt Nam
thay đổi cách nhìn lạc quan về triển vọng "chiến thắng dễ dàng" vốn
vẫn được duy trì hồi tháng 7, vốn bắt nguồn từ sự tự tin về ưu thế hỏa lực và
công nghệ của "sức mạnh siêu cường" trước đối phương. Nguồn wikipe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét