Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Trung Quốc sẽ đặt giàn khoan Nam Hải 4 trong một năm, động thái rất nguy hiểm làm gia tăng tình hình ở Biển Đông

      Thông báo này của Cục Hải sự Trung Quốc được đưa ra vào ngày 10/7. Theo đó, giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được đưa vào vị trí mới có tọa độ 18°36′48,47’’ Bắc/107°40′28,43’’ Đông, phục vụ cho hoạt động khai thác dầu khí ở khu vực nằm sát đường phân giới Vịnh Bắc Bộ, trong khoảng thời gian từ ngày 9/7/2014 đến 30/6/2015.

          Cơ quan Hải sự Trung Quốc cũng sẽ không đưa ra thông báo nếu hoạt động kết thúc sớm hơn dự kiến. Đồng thời, giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 cũng sắp tham gia thăm dò ở Biển Đông.Ngoài ra, Cục Hải sự Trung Quốc yêu cầu các tàu bè không được vào khu vực có bán kính 2 km tính từ giàn khoan với tâm là tọa độ trên.
Điểm hạ đặt giàn khoan Nam Hải 4 tuy nằm trong khu vực Vịnh Bắc bộ nhưng không xâm phạm chủ quyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vị trí hạ đặt giàn khoan Nam Hải 4 cách điểm vuông góc gần nhất trên đường phân giới vịnh Bắc bộ khoảng 35km về phía Trung Quốc. 
Trước đó, Trung Quốc đã kéo giàn khoan Nam Hải 9 để thăm dò tại vị trí sát đường phân giới vịnh Bắc Bộ.

        Ngày 11/7, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Michael Fuchs đề xuất Trung Quốc và các nước có tranh chấp lãnh thổ nên tự nguyện "đóng băng" những hành động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông. Các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông liên tục vấp phải sự phản đối của cộng động quốc tế.

           Ông Fuchs đã tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng hành động “đơn phương và khiêu khích” của Trung Quốc luôn đặt nghi vấn về việc Bắc Kinh có sẵn sàng tuân thủ luật quốc tế hay không. “Chúng tôi kêu gọi các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ tự nguyện đóng băng những hành vi và hoạt động làm leo thang căng thẳng, gây bất ổn vốn được mô tả trong DOC”, ông Fuchs nói.
        Trước đó, ngày 10/7, Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng hàng hải liên quan khỏi vị trí hiện nay trên Biển Đông; kiềm chế mọi hành động trên biển trái với Công ước về các quy định ngăn chặn va chạm trên biển, đồng thời, trở lại nguyên trạng ban đầu vốn có trên Biển Đông như thời đi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét