Tàu ngầm Kilo có nhiệm vụ tìm kiếm, bí mật theo dõi và tấn công tiêu diệt tầu ngầm của đối phương, đảm nhận trách nhiệm chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của ta; Trinh sát, bám nắm và tiêu diệt các cụm tầu nổi (hàng không mẫu hạm; tàu khu trục, hộ vệ; tàu hậu cần, bổ trợ; tàu trinh sát kỹ thuật, đo đạc âm hưởng…) của hải quân đối phương; Tấn công vào các mục tiêu đầu não của địch trên mặt đất hoặc hỗ trợ lực lượng đánh chiếm, tái chiếm đảo. Nó có thể bí mật thiết lập các trận địa thủy lôi nhằm phong tỏa cảng, vùng biển, luồng đường.
Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014
Tầu ngầm Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Canada là Kanwa Defence Review cũng nhận định, so với loạt 8 tàu ngầm Kilo 636MK của Trung Quốc, tàu ngầm 636MV của Việt Nam được ứng dụng các công nghệ tiên tiến hơn, có nhiều cải tiến về kính tiềm vọng, trang bị trinh sát điện tử, ngói khử âm, hệ thống duy trì sự sống cho thủy thủ trên tàu ngầm…, đồng thời có hỏa lực mạnh hơn so với các tàu ngầm cùng lớp sản xuất trong các dự án trước đó như 877EKM, 636MK...
Tính năng, kỹ chiến thuật của Tàu ngầm Kilo trong “phòng thủ chủ động” của hải quân Việt Nam
Tàu ngầm Kilo (định danh của NATO) là loại tàu ngầm thông thường lớp Varshavyanka thuộc Project 636 của Nga, có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2.300 tấn khi nổi và 3.100 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ diezen - điện công suất 5.900hp, cho phép tàu có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động bình thường dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, khả năng hành trình liên tục trên biển 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.
Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014
CHỈ THỊ THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN
CHỈ THỊ THÀNH LẬP ĐỘI
VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN VỚI BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN DÂN
VẬN CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CHÍNH TRỊ VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
Mùa
đông năm 1944, cách đây vừa tròn 70 năm, tình hình thế giới và trong nước đã
xuất hiện tình thế cho một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân,
nhân dân Cao - Bắc - Lạng sẵn sàng phát động khởi nghĩa vũ trang theo Chỉ thị
“về sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh, ngày 07/5/1944. Hồ Chí Minh với
một tư tưởng quân sự vượt trội, một nhãn quan chính trị sắc xảo, tầm nhìn chiến
lược đã phân tích và dự báo đúng tình tình cách mạng, người đã nhấn mạnh trong
tình hình hiện nay “chính trị còn trọng hơn
quân sự”, chính trị là một động lực to lớn, phải tập trung xây dựng lực
lượng chính trị hùng hậu của quần chúng, để đấu tranh chính trị quần chúng, đây
là một bước chuẩn bị cơ bản cho những trận chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta
và Người đã chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa. Tháng 12/1944, tại căn cứ địa cách
mạng Cao Bằng, lãnh tụ Hồ Chí Minh Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của quân đội ta.
TRẬN LÀNG VÂY - BÍ MẬT, BẤT NGỜ
Làng Vây là một cứ điểm kiên cố của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong hệ thống phòng ngự trên Đường 9 - Khe Sanh, do 4 đại đội biệt kích CIDG và
một số quân Mỹ chốt giữ. Trước trận đánh, có khoảng 350 lính Hoàng gia Lào từ cứ điểm Huội San chạy về Làng Vây
(xem thêm Trận Huội San) nên quân số
trong cứ điểm có khoảng 900. Vũ khí, trang bị gồm có 4 khẩu cối 106,7mm, 4 khẩu
cối 81mm, 16 khẩu cối 61mm, 2 khẩu ĐKZ 57mm, 1 khẩu ĐKZ 75mm, 27 khẩu M-79 một
số M-72 và nhiều súng tiểu liên, trung liên, đại liên.
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014
Trận đánh Ia Đrăng
Trận Ia Đrăng là một trong những trận lớn đầu tiên giữa Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời
kỳ Chiến tranh Việt Nam. Trận đánh là 1 phần trong Chiến dịch Plei
Me (từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965). Trận đánh gồm 2 giai đoạn này xảy ra
giữa 14 tháng 11 tới 18 tháng 11 năm 1965 tại phía tây bắc Plei Me ở Tây Nguyên của Nam Việt Nam. Tên trận đánh lấy theo tên của Sông
Đrăng chảy qua thung
lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. "Ia" có
nghĩa là "sông" trong tiếng người Thượng.
Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014
Trận đánh Núi Thành - Trận đầu tiên đánh Mỹ và thắng Mỹ
Đầu năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản không gì cứu
vãn nổi. Trước nguy cơ đó, Mỹ bắt buộc phải tính đến nước cờ liều lĩnh, đẩy
cuộc Chiến tranh đặc biệt sang cuộc Chiến tranh cục bộ trên toàn miền nam. Sĩ
quan, binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến cùng với những phương tiện chiến tranh
hiện đại.
Trận đánh Tu Vũ 1952
Trận Tu Vũ
Trận Tu Vũ là một trận đánh để mở màn cho chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951-25/2/1952) trong thời kì chiến tranh Đông
Dương. Tên trận đánh lấy tên của địa điểm đã diễn ra nó, nay nằm tại
huyện Thanh Thủy,
thuộc tỉnh Phú Thọ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)