Tác phong quần chúng của chính trị viên đại đội là phản ánh nét đặc sắc trong bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, là tiêu chuẩn của chính trị viên đại đội, nó không mâu thuẫn với phong cách lãnh đạo, chỉ huy quản lý theo nguyên tắc, Điều lệ Đảng, điều lệnh, điều lệ của quân đội trong hoạt động quân sự mà trái lại làm tăng hiệu lực lãnh đạo, hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị, nâng cao vai trò chủ trì về chính trị và uy tín, vị thế của người chính trị viên, nó đối lập hoàn toàn với tác phong quan liêu, quân phiệt, phân biệt đẳng cấp đối với cấp dưới thuộc quyền như quân đội tư bản, đế quốc. Tác phong quần chúng của người chính trị viên đại đội thể hiện hội tụ ở phong cách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý giáo dục rèn luyện bộ đội; phương pháp làm việc khoa học; ứng sử có văn hoá, giải quyết tốt các mối quan hệ cấp trên, cấp dưới và đồng cấp trong đơn vị; với quần chúng nhân dân nơi đóng quân, trú quân và nơi cư trú; trong sinh hoạt hằng ngày theo đúng quan điểm đường lối quần chúng của Đảng phù hợp với đặc điểm, trình độ, tâm tư tình cảm và cuộc sống của bộ đội.
Trong những năm vừa qua, đội ngũ chính trị viên đại đội luôn có ý thức rèn luyện tác phong quần chúng, thể hiện sự quan tâm, gần gũi bộ đội, theo sát uốn nắn, hướng dẫn, định hướng tư tưởng, nhận thức và hoạt động của bộ đội; nắm chắc tình hình mọi mặt của đơn vị thuộc quyền, động viên, giải quyết thấu đáo mọi vấn đề, đã thực sự trở thành người anh, người chị, người bạn ở mỗi đơn vị. Tuy nhiên, ở một số đơn vị đại đội, chính trị viên mức độ rèn luyện tác phong quần chúng còn những hạn chế nhất định, biểu hiện quan liêu, xa dời quần chúng, tuyệt đối hoá mệnh lệnh hành chính, tự cao tự đại, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức; một số chính trị viên đại đội còn biểu hiện tác phong xề xoà, làm việc theo kiểu “gia đình” hoặc theo đuôi quần chúng; những hạn chế đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tác phong công tác, uy tín và vai trò chủ trì về chính trị của người chính trị viên đại đội. Để rèn luyện tác phong quần chúng đòi hỏi mỗi người chính trị viên đại đội cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:
Thứ nhất, chính trị viên đại đội phải luôn quán triệt đầy đủ quan điểm quần chúng của Đảng, ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc luôn tỏ rõ thái độ, hành vi tôn trọng quần chúng
Đây là nội dung, biện pháp quan trọng, là cơ sở chỉ đạo, định hướng mọi hành động và rèn luyện phong cách quần chúng của chính trị viên đại đội. Bởi vì, từ nhận thức đến hành động, chỉ có nhận thức đúng thì sẽ hành động đúng và ngược lại; Quan điểm “lấy dân làm gốc” là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta đã được Đại hội VI của Đảng tổng kết thành bài học kinh nghiệm và đến Đại hội X xác định rõ: “phát huy quyền là chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng”[1]. Quan điểm ấy phải được quán triệt và thấm sâu vào tác phong công tác của người chính trị viên đại đội cả trong suy nghĩ cũng như trong hành động. Biểu hiện của việc quán triệt quan điểm đó, đòi hỏi chính trị viên đại đội phải thường xuyên đi sâu, đi sát, bám nắm chặt chẽ tình hình đơn vị mình ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh để kịp thời phát hiện và giải quyết những vướng mắc ngay từ khi còn “trứng nước”, kiên quyết không để những mâu thuẫn nảy sinh và phát triển; biết dựa vào quần chúng để xây dựng đơn vị, tạo ra sự đồng tâm, hiệp lực của toàn đơn vị trong thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, nâng cao được chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở mỗi đơn vị.
Để rèn luyện tác phong quần chúng tốt, đòi hỏi chính trị viên đại đội trước hết phải ra sức học tập, nắm chắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về quần chúng; có quan điểm thái độ làm việc đúng đắn, khoa học, sâu sát gần gũi bộ đội, hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, chiến sỹ, thường xuyên quan tâm chăm lo mọi mặt đến đời sống bộ đội, thực sự yêu thương và tôn trọng con người, biết chú ý lắng nghe và giải quyết thấu đáo những nhu cầu, kiến nghị chính đáng của bộ đội, nghiêm túc tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình, vừa làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện, vận động và tổ chức quần chúng, vừa không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ tập thể của mọi cán bộ, chiến sỹ; thường xuyên và nghiêm túc tu dưỡng, rèn luyện để được quần chúng mến phục, tin yêu nâng vị thế người chính trị trước tập thể đơn vị như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Muốn hiểu biết, học hỏi dân chúng, thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm, phải khiêm tốn, phải chịu khó. Nếu không vậy, thì dân cũng không tin chúng ta. Biết họ cũng không nói. Nói họ cũng không nói hết lời”[2].
Thực tiễn cho thấy, chính trị viên đại đội là người cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bộ đội, do vậy, ở đâu, ở đơn vị nào mà chính trị viên đại đội trong mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh luôn quán triệt tốt quan điểm quần chúng, tỏ rõ thái độ trong làm việc: đúng nguyên tắc, dứt khoát, công tâm minh bạch, có hành vi trân trọng nhân cách quần chúng thì ở đó cán bộ, chiến sĩ đoàn kết trên dưới, hoà đồng hiểu nhau hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc, ý kiến của quần chúng luôn được tôn trọng và được chính trị viên đại đội nắm chắc được ngay diễn biến tình hình chính trị, tư tưởng của quần chúng, kịp thời có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp để tập hợp quần chúng, phát huy được tính cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm của từng cá nhân trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp
Thứ hai, chính trị viên đại đội phải rèn luyện tính cụ thể, tỷ mỉ, sâu sát gần gũi quần chúng, gương mẫu khiêm tốn học hỏi quần chúng
Chính trị viên đại đội không chỉ là người vạch kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị ở đại đội, mà còn là người trực tiếp, triển khai và thực hiện kế hoạch đó, phải nhúng tay vào tất cả các công việc. Do đó, phải rèn luyện tính tỷ mỉ, cụ thể “dắt tay chỉ việc”, nhất là đối với đơn vị quản lý chiến sĩ mới thì càng phải đặt lên hàng đầu. Đây còn là sự thể hiện hoà mình vào quần chúng của chính trị viên đại đội, sự gương mẫu, dân chủ, cởi mở, chan hoà với đồng sự, với chiến sĩ và nhân dân là môi trường rèn luyện phong cách quần chúng của chính trị viên đại đội, do vậy, chính trị viên đại đội phải luôn thể hiện “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói tay làm”, tránh chỉ nói suông, ngồi viết mệnh lệnh; Phải gần gũi nắm tâm tư nguyện vọng, tình cảm của quần chúng, chân thành lắng nghe các ý kiến, kể cả các ý kiến phê bình của mọi người, đây là thông tin ngược, sự phản hồi của quần chúng, là cơ sở để chính trị viên đại đội nắm chắc đơn vị, đồng thời chính trị viên đại đội phải sẵn sàng nhận khuyết điểm và tích cực sửa chữa với tinh thần cầu thị, cầu tiến bộ, từ đó thấu hiểu, thông cảm, yêu thương cán bộ, chiến sĩ, coi cán bộ với chiến sỹ như chân, như tay, như ruột thịt, anh em một nhà, “Đối với binh sĩ, thì lời ăn tiếng nói, niềm vui, lỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì dẫn họ đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”[3] Sự quan tâm, tình thương yêu đối với bộ đội của chính trị viên đại đội là phải xuất phát từ chính tình cảm chân chính, từ ý thức được vai trò của cán bộ, chiến sỹ trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Nếu thiếu đi sự gần gũi lòng thương yêu, thiếu trách nhiệm thì người chính trị viên đại đội sẽ dần tiến đến chỗ xa dời chiến sĩ, sinh ra quan liêu mệnh lệnh, thậm chí quân phiệt, sẽ không còn xứng đáng là người chị, người anh, người bạn của bộ đội trong đại đội.
Khiêm tốn học hỏi quần chúng vừa là phẩm chất, nhân cách của chính trị viên đại đội vừa là để nâng cao kiến thức kinh nghiệm, năng lực năng lãnh đạo, năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của chính trị viên đại đội. Bởi vì, chính trị viên đại đội là người lãnh đạo quần chúng và trực tiếp giáo dục nâng cao nhận thức cho quần chúng ở đơn vị mình nhưng đồng thời cũng học hỏi ở quần chúng. Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ chính trị phải khiêm tốn, không ngừng học hỏi quần chúng, nhân dân là ông thầy của chúng ta, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn Người chỉ rõ: “Phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần chúng, cũng như phải lãnh đạo quần chúng”[4]. Phương pháp công tác chủ yếu của người chính trị viên đại đội là giáo dục, thuyết phục và nêu gương thông qua hoạt động trực tiếp hàng ngày mà tác động xây dựng nhân cách từng con người và tập thể quân nhân, bảo đảm cho mỗi quân nhân và tập thể quân nhân hăng hái thực hiện mọi nhiệm vụ. Do đó, tác phong quần của người chính trị viên đại đội phải là rèn luyện tính cụ thể, tỷ mỉ, sâu sát gần gũi quần chúng, gương mẫu khiêm tốn học hỏi quần chúng, là tấm gương mẫu mực để cán bộ, chiến sỹ noi theo.
Thứ ba, chính trị viên đại đội phải biết tổ chức cho quần chúng thực hành dân chủ cơ sở, tham gia bàn bạc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Tác phong quần chúng của người chính trị viên đại đội không chỉ thể hiện dân chủ mà còn thể hiện ở tổ chức thực hành dân chủ cho quần chúng, phải “động viên toàn thể nhân dân hăng hái thi hành chính sách đã định”[5]. Do vậy, rèn luyện tác phong quần chúng của chính trị đại đội sẽ có khả năng “huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân”[6] trong việc thực hiện mục đích chính trị, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị mình. Thực chất của vấn đề trên, đó là mọi hoạt động của người chính trị viên đại đội phải đi sâu hướng vào đời sống bộ đội nhằm giữ vững đường lối chính trị của Đảng, không ngừng phát huy bản chất, truyền thống quân đội cách mạng của giai cấp vô sản, xây dựng con người, xây dựng tổ chức và phát huy sức mạnh của những con người và sức mạnh của những tập thể để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đại đội, do đó, chính trị viên đại đội phải tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham gia bàn bạc và thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, nhất là những nhiệm vụ khó khăn phức tạp, quá trình tổ chức thực hành dân chủ là quá trình chính trị viên đại đội nắm và giải quyết những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, là cơ sở để giữ vững và ổn định chính trị, tư tưởng ở mỗi đơn vị, đồng thời góp phần không nhỏ vào củng cố liền tin cho cán bộ, chiến sĩ vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng xuốt của Đảng ta.
Thứ tư, chính trị viên đại đội luôn thể hiện trách nhiệm chăm lo đến lợi ích chính đáng và sự tiến bộ của quần chúng, chống quan liêu, mệnh lệnh hoặc theo đuôi quần chúng
Cội nguồn của sức mạnh đoàn kết là giải quyết thoả đáng và chăm lo đến lợi ích cá nhân và giải quyết hài hoà lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân; Do vậy, chính trị viên đại đội phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt giải quyết tốt những nhu cầu nguyện vọng chính đáng của mỗi cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị. Đặc biệt, là những đơn vị có cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, những cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ phức tạp, hoặc đang hoạt động, công tác trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo để tạo ra động lực thúc đẩy mọi cán bộ, chiến sĩ hăng hái hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức trách được phân công. Như vậy, chỉ có rèn luyện tác phong quần chúng thì chính trị viên đại đội mới thấy được hết quần chúng đang cần gì, gặp khó khăn gì để cùng với cấp uỷ, chỉ huy đơn vị tháo gỡ được kịp thời góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Quan liêu, mệnh lệnh, quân phiệt hoặc “dĩ hoà vi quí”, theo đuôi quần chúng là những tư tưởng phong kiến lạc hậu trái với bản chất của người cán bộ cách mạng; tuy nhiên, nó vẫn còn ăn sâu, bám rễ đeo đẳng trong tư tưởng, nhận thức và hành động ở một số ít cán bộ. Thực trạng hiện nay cho thấy, ở một số đơn vị đại đội, người chính viên đại đội còn biểu hiện quan liêu xa dời quần chúng, thiếu tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng, hoặc mị dân, theo đuôi quần chúng, xuôi chiều “chín cũng ừ, mười tư cũng gật”, hoặc nể nang tình cảm lấy lòng quần chúng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị cũng như uy tín người cán bộ chính trị nói chung chính trị viên đại đội nói riêng. Do vậy, rèn luyện tác phong quần chúng cần kiên quyết chống biểu hiện "vác mặt quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân dân" quân liêu, xa dời quần chúng đó là một trong những nguy cơ của Đảng, đừng có tưởng cứ "dán lên trán hai chữ cộng sản" là được dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục mà phải thực sự yêu dân, kính dân đồng thời cũng “tuyệt đối không theo đuôi quần chúng”[7]. Do vậy, để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Đòi hỏi, chính trị viên đại đội phải không ngừng rèn luyện tác phong, công tác nói chung trong đó phải thực sự mẫu mực về rèn luyện tác quần chúng của mình.
[1] §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam , V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, Nxb CTQG, h, 2006. tr. 303.
[2] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, Nxb. ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ néi, 2005, tËp 5, tr. 293.
[3] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, Nxb. ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ néi, 2000, tËp 5, tr. 480
[4] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, Nxb. ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ néi, 2000, tËp 5, tr. 266
[5] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, Nxb. ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ néi, 2000, tËp 5, tr. 520
[6] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, Nxb. ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ néi, 2000, tËp 5, tr. 520
[7] Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, Nxb. ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ néi, 2000, tËp 5, tr. 298
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét