Hiện nay, một số bọn cơ hội chính trị, bọn phản động trong
nước, bọn thù địch nước ngoài núp dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, với nhiều hình
thức tiến hành khác khau, nhưng chúng vẫn xoay quanh một số những nội dung cũ
mèn nhưng làm tươi sống lại với màu sắc khác nhau, chúng ta hay cảnh giác với
những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Các thế lực thù địch
và những phần tử chống Đảng, chống chế độ đã tập trung phê phán chủ nghĩa Mác -
Lênin, đặc biệt là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội trong chủ nghĩa duy
vật lịch sử; học thuyết giá trị thặng dư trong kinh tế chính trị học; học
thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa xã hội khoa
học.
Chúng cho rằng C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin chỉ là những nhà
lý luận không tưởng. Họ cho rằng việc chủ nghĩa xã hội sụp đổ là do chủ nghĩa
của C.Mác đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại, vì thế nó càng không thể
phù hợp với Việt Nam. Việt Nam càng tôn thờ chủ nghĩa Mác - Lênin thì đất nước
sẽ càng nghèo, không thể phát triển được. Họ còn cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin
là một học thuyết không tưởng và cực đoan, “là dòng tư tưởng phong kiến phục
hưng cộng với ảo tưởng cộng sản nguyên thuỷ, chủ nghĩa này sai từ gốc rễ, đã
thuộc về quá khứ, không thể áp dụng vào xã hội hiện đại”.
Họ phủ nhận khái niệm giai cấp và vai trò động lực của đấu
tranh giai cấp trong tiến trình phát triển của lịch sử. Theo họ, sự thắng thua
về trí tuệ hay đấu tranh về trí tuệ mới là động lực của sự phát triển, còn đấu
tranh giai cấp chỉ giải quyết lợi ích trước mắt, không những không phải là động
lực của sự phát triển, thậm chí còn có hại cho sự phát triển.
Các nhà tư tưởng tư sản và những phần tử cơ hội, xét lại
xuyên tạc Học thuyết về con người của C.Mác, họ cho C.Mác đã cường điệu tính xã
hội của con người đến mức cho nó là toàn bộ nội dung con người; coi con người
không còn thuộc tính cá nhân, chỉ còn là thuộc tính xã hội, chỉ là tập hợp các
mối quan hệ xã hội để nếu rút hết phần xã hội đó thì con người chỉ còn là con
số không, là hư vô, duy tâm, siêu hình và phi lý. Họ còn cho xã hội theo C.Mác,
chỉ là cuộc đấu tranh giai cấp liên tiếp, do đó quy hoạt động xã hội của con
người thành hoạt động đấu tranh giai cấp, nội dung con người chỉ thu vào trong nội dung giai cấp, chỉ có bản thân con
người giai cấp.
Các thế lực thù địch phủ nhận chủ nghĩa xã hội hiện thực và
ca ngợi chủ nghĩa tư bản, cho chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của sự chủ quan duy
ý chí, là quái thai của lịch sử, là phản dân chủ, là độc tài, là quân phiệt.
Theo họ, về thực chất chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa cực quyền, tội ác và luôn
được mô tả bằng những vi phạm hàng loạt đối với quyền con người. Thậm chí kẻ
thù còn đánh đồng chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa quốc xã mà không hề có một
chút cơ sở lập luận nào ...
Chúng xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử, thành tựu của cách mạng Việt Nam: Các
thế lực phản động tìm mọi cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận
định hướng xã hội chủ nghĩa, xuyên tạc lịch sử, nói xấu các đồng chí lãnh đạo,
vu cáo Đảng, Nhà nước ta đàn áp các dân tộc thiểu số, đàn áp tôn giáo, vi phạm
nhân quyền.
Họ tự đưa ra những căn cứ đòi bỏ quyền lãnh đạo của Đảng như:
chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời không còn phù hợp, chủ nghĩa xã hội hiện thực
sụp đổ, Việt Nam nên chọn con đường khác để phát triển, không cần Đảng Cộng sản
lãnh đạo; phát triển kinh tế nhiều thành phần là con đường cứu nguy cho dân
tộc, song nó tất yếu sẽ dẫn đến đa nguyên chính trị; Đảng chỉ có kinh nghiệm
lãnh đạo chiến tranh, không có kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế, nên Đảng cần từ bỏ
quyền lãnh đạo; đất nước muốn nhanh chóng phát triển thì phải hoà hợp, hoà
giải, đồng thuận dân tộc, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam theo đuổi ý thức hệ biệt
lập, lỗi thời, Đảng sẽ không quy tụ được cộng đồng dân tộc mà chỉ gây thêm hiềm
khích, chia rẽ.
Các thế lực thù địch khẳng định cái sai từ gốc của Đảng Cộng sản Việt Nam là do Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho mọi hành động. Họ yêu cầu Đảng ta sửa bỏ cái sai đó bằng việc
từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin để trở về
trong lòng dân tộc.
Chúng đòi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp (từ bỏ quyền lãnh đạo của
Đảng đối với toàn bộ xã hội) và cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định
là Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội thì sự độc tài, độc trị vẫn diễn ra, đó
là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho đất nước trì trệ và đói nghèo. Để có
nền dân chủ đích thực cần có lộ trình dân chủ hoá đất nước theo 4 bước: khôi
phục sự đa nguyên của hệ thống chính trị; tôn trọng quyền tự do báo chí, quyền
thông tin; thành lập một uỷ ban soạn thảo Hiến pháp; tổ chức bầu cử quốc hội đa
nguyên.
Các thế lực thù địch đã phủ nhận trắng trợn sự thắng lợi của
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta,
chúng phê phán Đảng ta là phát xít, say sưa bạo lực, làm ly tán nhân tâm, Đảng
ta không có lòng yêu nước nên để xảy ra các cuộc chiến tranh vô ích, phi đạo
lý; chúng cho việc giải phóng miền Nam là phát động chiến tranh xâm lược miền
Nam, là tiến hành cuộc chiến tranh vô lý và ô nhục, nồi da nấu thịt, huynh đệ
tương tàn. Có quan điểm cực đoan còn cho rằng: Đảng ta tiến hành các cuộc kháng
chiến là thực hiện một “cuộc chiến tranh ý thức hệ” theo kế hoạch của một số
nước lớn, nhằm làm cho chủ nghĩa cộng sản lan tràn và chiếm vị trí độc tôn trên
thế giới. Họ vu cáo Đảng ta dùng chiến tranh “làm phương tiện để thống trị với
tất cả những thủ đoạn tàn ác nhất”.
Các thế lực thù địch đang cố tìm cách bác bỏ những thành tựu
30 năm đổi mới của Đất nước ta, họ lập luận rằng, cần phải nhìn nhận, đánh giá
qua hai giai đoạn: Giai đoạn từ 1975 - 1985 là sự chi phối bởi “Chủ nghĩa duy ý
chí” do những người cộng sản trung thành với học thuyết Mác - Lênin về thời kỳ
quá độ, nên đã làm cho đất nước suy tàn. Còn giai đoạn từ 1986 đến nay, họ thừa
nhận có “đổi mới” mà nguyên nhân chủ yếu là Đảng Cộng sản Việt Nam đã không
theo chủ nghĩa Mác - Lênin, do đó đất nước phát triển, đời sống nhân dân được
cải thiện.
Các thế lực thù địch ra sức vu cáo, bôi nhọ thân thế, sự
nghiệp, hạ bệ thần tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân. Hàng năm đến
dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng lại mở một chiến dịch mới
công kích, xuyên tạc, cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là sự hỗn độn các tư tưởng,
triết lý…
Chúng ta hãy cảnh giác với những luận điệu, đồn thổi vô căn
cứ lý luận và thực tiễn đó, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh cần kiên
quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tác ấy, tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát từ
quyền lợi của nhân dân, mang lại ân no, hạnh phúc cho nhân dân, chúng ta tích
cực đấu tranh phản bác lại những luận điệu ấy là góp phần giữ vững ổn định về chính
trị, tư tưởng, tạo môi trường hòa bình, làm ăn, phát triển kinh tế đất nước,
thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng và văn minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét