Mỗi hệ tư tưởng, lý luận ra đời, tồn tại đều nhằm bảo vệ lợi ích của một
giai cấp nhất định. Mâu thuẫn và đấu tranh vì lợi ích kinh tế - xã hội được
phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức xã hội, trực tiếp là cuộc
đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Đấu tranh tư tưởng, lý luận là sự phủ định hệ tư tưởng, lý luận của giai
cấp này đối với hệ tư tưởng, lý luận của giai cấp khác, bảo vệ, phát triển mở
rộng phạm vi ảnh hưởng của hệ tư tưởng, lý luận giai cấp mình. Đó là cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực hình thái, ý thức xã hội, một trong những loại hình của đấu
tranh giai cấp.
Lý luận Mác - Lênin chỉ rõ: Trong xã hội có giai cấp, tất yếu có đấu
tranh giai cấp, trong đó có đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư
tưởng - văn hoá. Đấu tranh tư tưởng diễn ra trong
suốt quá trình đấu tranh giai cấp, gắn liền với đấu tranh kinh tế, đấu tranh
chính trị và rất gay go, quyết liệt, phức tạp; thể hiện trên từng quan điểm, tư
tưởng và cả học thuyết.
Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở thành đối tượng phê
phán, xuyên tạc của giai cấp tư sản và chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Giữa thế kỷ XIX (1848) khi "Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản" vừa ra đời, giai cấp tư sản đã tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của
hệ tư tưởng vô sản, làm xuất hiện cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý
luận giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận
diễn ra thường xuyên, liên tục, lúc âm ỉ, lúc bùng phát gay gắt, gắn liền với
cuộc cách mạng vô sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế
giới.
Đến những
năm 60 của thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc nhận thấy không thể chiến thắng Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa bằng bạo lực và chiến tranh nên đã chuyển hướng
chiến lược toàn cầu sang cuộc đấu tranh “Vì những khối óc và trái tim của con
người”, đó là cuộc đấu tranh lý luận - tư tưởng và học thuyết.
Chính phủ
Mỹ chi hàng tỷ đô la cho cuộc đấu tranh ý thức hệ. Các chuyên gia chống cộng
được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lựa chọn và đào tạo kỹ lưỡng, có
hệ thống trong các trường đại học. Ở Mỹ có nhiều viện và cơ quan nghiên cứu
khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin, về Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Nhiều chuyên gia chống Cộng đã đi đến kết luận: “Sự thay đổi về chế độ trong
các nước Cộng sản, nếu như có xảy ra thì chỉ có thể bắt đầu từ bên trong”. Sự
giải phóng ý thức hệ là điều có ý nghĩa quyết định dẫn tới sự thay đổi về chính
trị. Từ sự thay đổi về chính trị sẽ dẫn đến sự thay đổi về chế độ xã hội chủ
nghĩa. Phải bằng những thủ đoạn tinh vi, tạo ra một “lượng ly tâm” trong lòng
chế độ xã hội chủ nghĩa, dần dần làm cho chủ nghĩa xã hội biến chất về chính
trị gây nên một cuộc đấu tranh bên trong chế độ, làm cho chế độ tan rã, mất sức
tự vệ và đi đến diệt vong.
Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, là cơ sở cho
Đảng đề ra đường lối chính trị đúng đắn, thực sự mang tính cách mạng và khoa
học. Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hòng xoá
bỏ hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, làm cho Đảng rệu rã, lung lay về lập
trường, quan điểm tư tưởng không đủ trí tuệ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
và tự tan rã. Để chống lại các thế lực phản động, bảo thủ, cơ hội, xét lại
trước hết phải đấu tranh trên mặt trận
tư tưởng, lý luận.
Đối với
Việt Nam, đó là cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng vô sản chống hệ tư tưởng tư sản
và những quan điểm lạc hậu, phản khoa học, phản động... nhằm bảo vệ và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, giữ vững hệ tư tưởng
của giai cấp vô sản.
Ngày nay,
cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành vẫn là
một bộ phận quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động chống lại hệ tư tưởng tư sản và các quan điểm lạc hậu phản khoa
học, phản động nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ sự
lãnh đạo của Đảng, chế độ và đường lối đổi mới, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, khắc phục tư tưởng tiêu cực, phản động nảy sinh trong nội bộ Đảng và
nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét