Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện lớn đánh dấu mốc quan
trọng, là bước ngoặt quyết định có ý nghĩa chiến lược. Báo cáo của Bộ Chính trị
tại Hội nghị Trung ương lần thứ 21 đã khẳng định: “Mậu Thân 1968 là một thắng
lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng tạo ra bước ngoặt quyết định của
cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược "chiến tranh cục
bộ" của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến
trường, phải ngồi vào đàm phán với ta ở Paris; chấm dứt ném bom không điều
kiện, chủ trương phi Mỹ hóa chiến tranh, mở đầu thời kỳ xuống thang chiến
tranh”. Khi nói về vấn đề này Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhận định: "Đây là sự kế
tiếp của nghệ thuật quân sự, sự chỉ huy tài tình và kế hoạch chu đáo của Bộ
Chính trị và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ". Vậy mà ông Tiến sĩ James H. Willbanks lại cho rằng "Kết quả là một thất bại nặng nề ở mức chiến thuật cho người Cộng sản. Sự trớ trêu bi kịch là thất bại này lại chuyển hóa thành một thắng lợi tâm lý mà sẽ là điểm bước ngoặt cho sự can dự của Mỹ trong cuộc chiến".
Cần khẳng định rằng, thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
Mậu Thân 1968 là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp, cả sức mạnh vật chất và sức
mạnh tinh thần, cả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của toàn dân,
toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 14 của Trung ương Đảng tháng 1-1968 đã cụ thể hóa mục tiêu chiến
lược đó bằng những nội dung cơ bản như sau: a) Tiêu diệt và làm tan rã tuyệt
đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về
tay nhân dân; b) Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến
tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thực hiện được các nhiệm vụ chính trị và
quân sự của chúng ở Việt Nam; c) Trên cơ sở đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ,
buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với
miền Bắc, còn ta thì bảo vệ được miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đạt được những mục
tiêu trước mắt của cách mạng miền Nam là độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập,
tiến tới thống nhất nước nhà. Đảng đã xác định đúng mục tiêu, đối tượng, phương
pháp tiến hành. Thế mà ông Tiến sĩ James H. Willbanks nói rằng "là mức độ sai lầm trong tính toán của
những người Cộng sản khiến họ bị thất bại trong chiến dịch" và "Những
thất bại chính trong kế hoạch của Cộng sản là sự đánh giá nhầm về cả khả năng
của đối phương và các cảm tình viên, những báo cáo sai, và tác động của ý thức
hệ và “lạc quan tếu” lên đánh giá quân sự. Trung
tướng Phạm Xuân Thệ (nguyên Tư lệnh quân khu I) khẳng định rằng: "Cuộc tiến
công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một cuộc tổng tiến công đã được chuẩn bị. Sự
chuẩn bị đó là kế tiếp các trận đánh từ khi Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, thể
hiện lòng căm thù của dân tộc Việt Nam đối với kẻ ngoại xâm".
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một minh chứng hùng
hồn, khẳng định sự giác ngộ chính trị và ý chí quyết tâm chiến đấu cho mục
tiêu, lý tưởng cao đẹp đó của quân và dân ta. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần
quyết tâm chiến đấu, lòng quả cảm, không sợ khó khăn, gian khổ, ác liệt, hy
sinh, quyết tâm giành thắng lợi cao nhất đã được nâng lên một tầm cao mới trong
toàn quân và toàn dân tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968. Nhưng ông Tiến sĩ James H. Willbanks lại xảo biện cho rằng "Từ lâu người ta cho rằng đây là một
thất bại chiến thuật cho phía Cộng sản nhưng được chuyển thành chiến thắng tâm
lý ở mức chiến lược do sự tường thuật thiên vị". Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà
(nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh) cho rằng cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 là nỗ lực
quân sự lớn nhất vào thời điểm cuộc chiến tranh đang ở cường độ cao nhất.
Khảng định, cuộc tổng tiến công nổi dậy
Mậu Thân 1968 có ý nghĩa lịch sử như một mắt xích quan trọng trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại trong
chiến lược chiến tranh cục bộ và đưa quân về nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét