Lối sống thực dụng là kết quả của sự
giằng xé giữa nhu cầu cá nhân và đạo lý cộng đồng. Khi mà các nhu cầu ích kỷ
của cá nhân chiếm ưu thế thì mọi thứ tín ngưỡng, niềm tin, tình nghĩa phải quay
trên cái trục: tiền, vàng, địa vị, danh lợi, lợi ích nhóm, cánh hẩu "hậu
duệ, tiền tệ, quan hệ"…. Sức mạnh của nó có thể làm lệch của cán cân công
lý, làm cho lối sống thực dụng xuất hiện và phát triển toàn diện các mặt của
nó.
Lối sống thực dụng thuộc về bản chất
của xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Tư tưởng của lối sống
thực dụng chỉ nhằm vào những gì có thể mang lại lợi ích trước mắt cho mình
không quan tâm đến những mặt khác.
Đặc trưng của lối sống thực dụng là ham
muốn chạy theo những mối lợi vật chất dẫn tới những sai phạm về kinh tế như:
tham ô, hối lộ, lợi dụng chức quyền để mưu lợi ích cá nhân. Những người sống
thực dụng luôn có tham vọng vun vé cho lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng làm bất kỳ
việc gì vì động cơ vụ lợi. Họ sẵn sàng tìm mọi cách để kiếm chác, đục khoét của
công để mưu cầu lợi ích cá nhân; luôn dùng mọi thủ đoạn đi sâu vào mọi ngõ
ngách tâm lý, lợi dụng những điểm yếu, sơ hở, mất cảnh giác của mọi người để
lường gạt. Trong mọi quan hệ đều mang tính chất mờ ám, họ biến các quan hệ tốt
đẹp giữa người với người trong tập thể thành quan hệ theo kiểu “tiền trao, cháo
múc”, cái gì cũng có giá, cái càng khó khăn thì giá càng cao, chà đạp lên lợi
ích tập thể vì lợi ích cá nhân trước mắt.
Lối sống thực dụng là thường đặt giá
trị vật chất ở vị trí cao trong thang giá trị nhân cách của mình. Thích phô
trương khả năng vật chất của mình, đồng thời hay dùng phương thức mua chuộc
bằng vật chất để đạt được mục đích vụ lợi.
Lối sống thực dụng là trong công việc
hay chú ý đến lợi ích thực tế nhiều hơn so với ý nghĩa chính trị đạo đức của
nó. Thậm chí nhiều người chỉ nghĩ đến mối lợi thực tế, tính toán thiệt - hơn,
mất - được trong quá trình công tác…
Sự phát triển của tư duy thực dụng
trong lối sống đã dẫn tới nảy sinh quan hệ cố kết lợi ích trong các cơ quan,
đơn vị. Đặc trưng của hai quan hệ này là các cá nhân có lợi ích phụ thuộc vào
nhau ngầm thực hiện việc phân chia lợi ích với nhau theo những nguyên tắc do họ
đặt ra. Mối quan hệ này tạo nên những “dây”, “ê kíp” lợi ích nhất định. Đây là
mối quan hệ không chính thức, tồn tại ngầm. Những thành viên tham gia vào mối
quan hệ này thường liên kết với nhau, che chắn, bảo vệ nhau.
Những đặc trưng của lối sống thực dụng
nêu trên xét đến cùng là biểu hiện của lối sống tư sản, hoàn toàn đối lập với
lối sống xã hội chủ nghĩa. Những biểu hiện đó đã làm vẩn đục bầu không khí xã
hội và có thể dẫn đến làm hư hỏng bộ máy của Đảng và Nhà nước. Việc nhận dạng
lối sống thực dụng và đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng của nó là vấn đề rất quan
trọng và cấp bách hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét