Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

NGUỒN GỐC CỦA LỐI SỐNG THỰC DỤNG

NGUỒN GỐC CỦA LỐI SỐNG THỰC DỤNG
Lối sống thực dụng có nguồn gốc từ chế độ tư hữu tài sản. Do đó, các hình thức tư hữu đã có trong lịch sử, từ hình thức tư hữu của chủ nô, của địa chủ phong kiến và các nhà tư bản, đến các hình thức tư hữu của những người sản xuất nhỏ đều là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của lối sống thực dụng.
          Lịch sử phát triển của xã hôi loài người đã chứng minh rằng ở chế độ cộng sản nguyên thủy chưa có chế độ tư hữu, chưa có giai cáp nên chưa xuất hiện lối sống thực dụng. Xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã, xã hội loài người bước và thời kỳ xuất hiện, hình thành và phát triển các chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và phân chia giai cấp. Từ đó chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng cũng bắt đầu xuất hiện hình thành và phát triển.

          Nhờ có sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, chủ nghĩa tư bản đã lấy sự thay đổi thường xuyên những sức mạnh vật chất và tinh thần của con người  làm quy luật đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Chủ nghĩa tư bản mang lại những nhu cầu ngày càng mới, kích thích sự tiêu dùng, tạo ra những tiền đề vật chất để phát triển có tính phong phú và toàn diện trong sản xuất và tiêu dùng của con người
          Dưới chủ nghĩa tư bản, trong điều kiện thống trị của những quan hệ hàng hóa - tiền tệ, lối sống của con người bị tha hóa khiến bản thân nó, nói cách khác là nó có mâu thuẫn giữa các cá nhân và đời sống của nó. Mặt khác chủ nghĩa tư bản đặt con người vào khuôn khổ của hệ thống “lệ thuộc vật chất”. Trong thế giới ấy, con người bị chi phối bởi đủ mọi thứ đồ vật và tiền bạc. Lối sống của họ bị hạn chế một cách ghê gớm bởi những quan họ hàng hóa - tiền tệ “vật chất” của cá nhân đối với thế giới xung quanh. Toàn bộ hệ thống giá trị của con người đều dựa trên sự “giàu có vật chất” và nguyện vọng làm giàu. Như vậy, lối sống thực dụng là sản phẩm của xã hội lấy chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm cơ sở mà trực tiếp là sản phẩm của hệ tư tưởng tư sản đó là tư tưởng tâm lý tiêu dùng. Tư tưởng và tâm lý tiêu dùng dựa vào cơ sở kinh tế khách quan là: lực lượng sản xuất phát triển cao của chế độ tư bản hiện đại, những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bảo đảm cho việc sản xuất hàng loạt những hàng hóa tiêu dùng điều đó lại đòi hỏi phải có sự tiêu dùng rộng rãi. Nhưng tư tưởng tiêu dùng lại hướng mỗi người trước hết và chủ yếu vào việc tiêu dùng của cải vật chất, coi nhẹ việc thỏa mãn những nhu cầu văn hóa tinh thần. “Lý tưởng” của nó là con người tiêu dùng, là kẻ nô lệ cho những đồ vật cần thiết và không cần thiết. Sùng bái đồ vật trở thành quy tắc sinh hoạt hàng ngày của con người và của xã hội; nguyện vọng “khoái lạc”, “thỏa mãn” vật chất bằng bất cứ giá nào được nêu thành nguyên tắc hành vi và ý thức của mỗi cá nhân. Quan niệm về xã hội tiêu dùng rộng rãi đó bó hẹp lợi ích của quân chúng lao động vào thế giới vật chất vào những giá trị tiêu dùng và làm cho họ xa lánh những vấn đề chính trị xã hội và tư tưởng. Mục đích của giai cấp tư sản là làm cho lối suy nghĩ và hành vi của con người thích nghi với những hình thức hoạt động sống của xã hội tư bản, với những chuẩn mực giá trị tiêu biểu cho chế độ tư bản chủ nghĩa.
          Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học 4.0, chủ nghĩa tư bản đã có một triết thuyết mới về nhu cầu của con người - chủ nghĩ thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng mới nhằm hướng các khát vọng của con người vào hưởng thụ các sản phẩm hàng hóa mới được sản xuất ra. Nó mở rộng mọi phương tiện trực tiếp hưởng thụ và cần thiết trong giao cảm. Sự chú ý quảng cáo, quan tâm đến các nhu cầu lợi ích trước mắt, trân trọng các cảm xúc tự nhiên là nội dung quan trọng của thuyết mới về lối sống thực dụng hiện nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét