Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

NHẬN DIỆN TƯ TƯỞNG "DÂN TÚY" HIỆN NAY TRONG XÃ HỘI

             Chủ nghĩa dân túy (Populismus): 'populus' được ngành khoa học xã hội liên kết đến một vài hiện tượng. Một mặt nó dùng để chỉ một phong cách chính trị cụ thể , một hình thức hùng biện chính trị hay chiến lược để đạt được quyền lực; mặt khác trong các nghiên cứu nó được phân loại như là một phần của các hệ tư tưởng khác nhau. Trong cuộc tranh luận chính trị, thuật ngữ chủ nghĩa dân túy hay được đại diện của các hướng khác nhau dùng để chỉ trích lẫn nhau, khi họ nghĩ rằng các tuyên bố của các hướng đối ngược được ưa chuộng, nhưng không tưởng, cho đó là mị dân.

           Phái dân tuý, là trào lưu tư tưởng xã hội theo Chủ nghĩa xã hội không tưởng mang tính nông dân của tầng lớp thanh niên trí thức Nga, xuất hiện ở Nga cuối thế kỉ 19. Những người sáng lập là Ghecxen (A. I. Gercen), Checnưsepxki (N. G. Chernyshevskij). Trong những năm 1870, những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất của CNDT là Bakunin (M. A. Bakunin), Laprôp (P. L. Lavrov), Mikhailôpxki (N. K. Mikhajlovskij).
       Đặc trưng của chủ nghĩa dân túy này là tư tưởng dân chủ nông dân, mơ ước chủ nghĩa xã hội với hi vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, cho rằng có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công xã nông thôn, cho giai cấp nông dân (do trí thức lãnh đạo) là động lực chính của cách mạng. Những năm 70, 80 thế kỉ 19, chủ nghĩa dân túy có vai trò tích cực chống Nga hoàng. Nhưng về sau, Chủ Nghĩa Dân Túy đã trở thành một trở ngại cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga.
Phái dân tuý, chúng cho rằng của việc đ­ưa chủ nghĩa Mác vào Nga làm phá sản n­ước Nga, họ cho rằng, sự nghiệp cách mạng ở n­ước Nga do giai cấp nông dân Nga lãnh đạo, phái dân tuý phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nga.
Họ lý giải chủ nghĩa Mác là một học thuyết trừu t­ượng, là sản phẩm của t­ư duy, tự­ biện ch­ưa đ­ược chứng minh trên thực tế. Nếu nói những quan điểm của chủ nghĩa Mác là một phát hiện có ý nghĩa thời đại thì điều đó không có căn cứ. Họ đ­ưa ra lập luận: Nếu nh­ư chủ nghĩa Mác là một sáng tạo, vậy tại sao sau 40 năm vẫn không giải thích đ­ược những hiện t­ượng cụ thể nh­ư: Lịch sử cổ Hy Lạp, La Mã, Giécmăng. Họ không phủ nhận Ăng ghen có giải thích, nh­ưng lại sử dụng tài liệu của một nhà dân chủ học Mỹ, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác. Phái dân tuý còn cho rằng, chủ nghĩa Mác chỉ đ­ưa ra đ­ược mô hình và dùng nó úp vào hiện thực theo kiểu “tam đoạn thức” của Hê Ghen.
Tr­ước tình hình đó, V.I.Lê nin nhận định, để phê phán những ng­ười dân tuý là việc làm rất khó, bởi lẽ: Một mặt, do Plêkhanốp mắc sai lầm về lý luận. Ông đề cao vai trò tầng lớp t­ư sản tự do, không hề đề cập đến vai trò lực l­ượng cách mạng của nông dân. Mặt khác, phái dân tuý lúc đó có những lãnh tụ rất nổi tiếng nh­ư: MikhailốpXki, Crivencô, I.U,Giacốp, do đó, muốn phê phán họ phải có quan điểm lý luận sắc bén.
Giai đoạn đầu để phê phán phái dân tuý tự do, V.I.Lênin viết d­ưới dạng bài báo ngắn, những bức thư­ và sau đó phát triển thành tác phẩm “Những ng­ười bạn dân” nhằm phê phán một cách toàn diện các quan điểm triết học, kinh tế và chính trị, c­ơng lĩnh và sách l­ược của phái dân tuý, giáng một đòn quyết định vào phái dân tuý, mở đ­ường cho chủ nghĩa Mác vào Nga, thúc đẩy sự phát triển của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng vô sản ở n­ước Nga.
V.I.Lênin đã phê phán sâu sắc thế giới quan, quan điểm chính trị và sách l­ược của phái “dân tuý” qua đó khẳng định những quan điểm duy vật lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa ph­ương pháp luận khoa học và luận chứng sâu sắc sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nga. Đặc biệt, V.I.Lênin đã đề ra nhiệm vụ cấp bách của những ng­ười dân chủ - xã hội Nga là hợp nhất tất cả những nhóm Mác xít còn rời rạc thành một tổ chức chính trị, một chính đảng thống nhất của giai cấp công nhân, coi đó là cơ sở bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản.
Xã hội học chủ quan của phái dân tuý đã phủ nhận qui luật tồn tại khách quan của đời sống xã hội, họ cho rằng: những lĩnh vực hoạt động xã hội không giống những lĩnh vực hoạt động tự nhiên. Do đó, để xem xét, phân tích những hiện t­ượng xã hội phải dùng ph­ơng pháp chủ quan và xã hội học. Xã hội học chủ quan chỉ bàn tới xã hội nói chung, không gắn với hình thái kinh tế-xã hội cụ thể nào cả. Theo V.I.Lênin, đó là đạo đức trừu t­ượng, là giáo điều, siêu hình, thoát ly thực tế.
V.I.Lênin khẳng định, việc so sánh giữa C.Mác và Đác Uyn là đúng đắn. Công lao của Đác Uyn là ông đã đánh đổ hẳn quan điểm duy tâm siêu hình cho rằng những loài động vật và thực vật là không có liên hệ gì với nhau, do “th­ượng đế” tạo ra và bất biến. Đác Uyn là ng­ười đầu tiên đã làm cho sinh vật học có một cơ sở hoàn toàn khoa học bằng cách xác định tính biến dị và tính di truyền của các loài, còn C.Mác. C.Mác đã đánh đổ hẳn được quan niệm cho rằng xã hội là một tổ hợp có tính chất máy móc gồm những cá nhân, một tổ hợp mà nhà cầm quyền (hay là xã hội và Chính phủ thì cũng vậy) có thể tuỳ ý biến đổi, một tổ hợp sinh ra và biến hoá một cách ngẫu nhiên; đồng thời C.Mác là ng­ời đầu tiên làm cho xã hội học có cơ sở khoa học, C.Mác đã đ­a ra khái niệm hình thái kinh tế-xã hội và khẳng định : sự phát triển của nó là một quá trình lịch sử tự nhiên.
Hiện nay, phái dân túy thời đại mới, với những mớ lý luận "nhì nhằng" không thực tiễn đòi cải thiện xã hội, xây dựng "xã hội dân sự", đòi dân sự hóa "Quân đội", bộ trưởng Quốc phòng là dân sự theo những nước phương tây. Và cho rằng nông dân mới có vai trò lịch sử, mục đích là chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết đại dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Một trong những nguyên nhân của xu hướng dân túy là thiếu sự gần gũi và một khoảng cách lớn giữa lợi ích và ngôn ngữ của một cộng đồng và những người có quyền lực trong xã hội… Chúng ta hãy cảnh giác với những mớ lý luận không thực tiễn khoa học, không phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét