Từ thế kỷ thứ II trước
Công nguyên, Việt Nam
bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ (kéo dài hơn 1.000 năm).
Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh
thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát
huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt
Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng
năm 938 kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử
Việt Nam
- kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỳ xây dựng và bảo vệ
nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô (939-967), Đinh (968-980), Tiền Lê
(980-1009), Nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.
Sau đó, Việt Nam
bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển (với quốc hiệu Đại Việt) dưới triều Lý
(1009-1226), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527). Đại Việt dưới
thời Lý - Trần - Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á.
Sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt
Nam. Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa thành
công, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Nước Việt Nam
non trẻ vừa ra đời lại phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm sau đó. Cuộc kháng chiến 9 năm
(1945-1954) của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược trở lại của thực dân
Pháp, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu”, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơnevơ, cam kết tôn trọng độc lập, chủ
quyền của ba nước Đông Dương. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp đã tạo tiền đề cho thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành
độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét