Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRÊN MẬT TRẬN TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN HIỆN NAY

Phương thức, thủ đoạn mà các thế lực thù địch, cơ hội chống  phá ta trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận cho đến hôm nay không phải mới. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, chúng triển khai quyết liệt hơn, đề cập nhiều vấn đề, trên phạm vi rộng lớn hơn với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn.
Tận dụng thế mạnh về tiền của và các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên các mạng xã hội để tác động vào tình thần, tâm lý của nhân dân, quân đội, thông qua hàng trăm tờ báo, tạp chí ở nước ngoài xuất bản bằng tiếng Việt và hàng chục nhà xuất bản, đài phát thanh, truyền hình của các tổ chức phản động ở nước ngoài, hàng trăm website, kẻ thù đang hàng ngày, hàng giờ vu khống, nói xấu Đảng ta, chế độ ta, kích động, chia rẽ và hô hào lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

NHỮNG VU CÁO CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG CHỈ LÀ LÒE BỊP

Các thế lực phản động hiện nay đang tìm muôn phương, ngàn cách để hạ bệ, kéo sụp thần tượng Hồ Chí Minh, phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng xuyên tạc lịch sử, nói xấu các đồng chí lãnh đạo, vu cáo Đảng, Nhà nước một cách vô căn cứ, đổi trắng thay đen, bất chấp mọi giá.
Họ tự đưa ra những căn cứ đòi bỏ quyền lãnh đạo của Đảng như: chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời không còn phù hợp, chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ, Việt Nam nên chọn con đường khác để phát triển, không cần Đảng Cộng sản lãnh đạo; phát triển kinh tế nhiều thành phần là con đường cứu nguy cho dân tộc, song nó tất yếu sẽ dẫn đến đa nguyên chính trị;

VẠCH TRẦN ÂM MƯU XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN BẢN CHẤT CÁCH MẠNG, KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN HIỆN NAY

Hiện nay, một số thành phần có tư tưởng tư sản và những phần tử chống Đảng, chống chế độ đã tập trung phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử; học thuyết giá trị thặng dư trong kinh tế chính trị học; học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chúng tráo trở, đánh lận con đen, phủ nhận sạch trơn công lao của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin. Chúng cho rằng

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH KHÔNG ĐỐI LẬP VỚI CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

         
       Hiện nay, một số bộn cơ hội chính trị, phản động đem đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là rất sai lầm về quan điểm và phương pháp, về lịch sử và lô-gíc.
         Bởi vì, về mặt lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn của Người. Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu thực tiễn và tìm ra con đường cách mạng Việt Nam, vượt lên trước những nhà yêu nước đương thời, khắc phục được sự khủng hoảng về con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới.

PHẢN ĐỐI QUAN ĐIỂM CHO RẰNG "CHỦ NGHĨA MÁC ĐÃ CHẾT VÀ KHÔNG CÒN NHẮC ĐẾN NỮA"

         
 Một số ý kiến trên mạng xã hội hiện nay, đang rêu rao tuyên truyền phản động cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”.
           Chúng ta khảng định với thế giới rằng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin ngày nay vẫn là học thuyết tiên tiến của loài người, điều đó không chỉ những người mác-xít thừa nhận mà cả một số học giả tư sản cũng thừa nhận.
          Ví dụ, Giắc Đê-ri-đa, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi C. Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, ông khẳng định nhân loại không thể thiếu C. Mác được.

PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM CHO RẰNG "ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM KIỂU XÔ- VIẾT QUÁ LÂU" LÀ SAI LẦM

         
 Hiện nay, một số phần tử cơ hội chính trị, cải lương, muốn phán xét lịch sử cho rằng“Đảng lãnh đạo mắc sai lầm trong việc kiên định quá lâu mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết của chủ nghĩa Mác - Lê-nin - một mô hình lạc hậu của một hệ thống tư tưởng lỗi thời và từ lâu đã bị xếp vào kho tàng lịch sử, làm cho Việt Nam tuy trên 40 năm hòa bình, thống nhất, song đến nay vẫn trì trệ, suy thoái và hiện đang bên bờ khủng hoảng”(!).
         Nói như vậy là nhắm mắt trước thực tế, bất chấp lịch sử, không khách quan. Quan điểm này thực chất là phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phủ nhận con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, phủ nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của nước ta sau gần 30 năm đổi mới.

CHỐNG QUAN ĐIỂM QUY CHỤP CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP

         
         Hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đã quy quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về tư tưởng “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội” nói chung.
        Chúng ta phải hiểu rằng: Trong Thư gửi Vây-đơ-mai-ơ, ngày 5-3-1852, Mác viết: “...tôi không có công lao là đã phát hiện ra sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội hiện đại, cũng không phải có công lao là đã phát hiện ra cuộc đấu tranh giữa các giai cấp với nhau. Các nhà sử học tư sản trước tôi rất lâu đã trình bày sự phát triển lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó, còn các nhà kinh tế học tư sản thì đã trình bày sự giải phẫu kinh tế của các giai cấp. Cái mới mà tôi đã làm là chứng minh rằng: (1) sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất, (2) đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, (3) bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp”(1).

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

NHẬN DIỆN TƯ TƯỞNG "DÂN TÚY" HIỆN NAY TRONG XÃ HỘI

             Chủ nghĩa dân túy (Populismus): 'populus' được ngành khoa học xã hội liên kết đến một vài hiện tượng. Một mặt nó dùng để chỉ một phong cách chính trị cụ thể , một hình thức hùng biện chính trị hay chiến lược để đạt được quyền lực; mặt khác trong các nghiên cứu nó được phân loại như là một phần của các hệ tư tưởng khác nhau. Trong cuộc tranh luận chính trị, thuật ngữ chủ nghĩa dân túy hay được đại diện của các hướng khác nhau dùng để chỉ trích lẫn nhau, khi họ nghĩ rằng các tuyên bố của các hướng đối ngược được ưa chuộng, nhưng không tưởng, cho đó là mị dân.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM


Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ (kéo dài hơn 1.000 năm). Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.

NHỮNG NÉT TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Thêm chú thích
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự nuôi dưỡng và đùm bọc của nhân dân, quân đội ta đã không ngừng phát huy bản chất tốt đẹp, xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Trải qua hơn 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Truyền thống đó được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Một là, trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.