Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN MÁC-LÊNIN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG HIỆN NAY

Trong khi phê phán, vạch trần bản chất của chủ nghĩa cơ hội, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin khẳng định vai trò của lý luận cách mạng (lý luận Mác). Trên cơ sở trình bày những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăng ghen về vai trò của lý luận: “Nếu thực sự cần phải liên hợp thì cứ ký kết những thoả hiệp nhằm đạt những mục tiêu thực tiễn của phong trào, nh­ng chớ có buôn bán nguyên tắc, chớ có “nhân nh­ợng” về lý luận” (1). V.I.Lênin chỉ rõ : T­ư tưởng của Mác là nh­ư thế, ấy vậy mà trong chúng ta đã có những ng­ười đã nhân danh Mác mà tìm cách làm giảm ý nghĩa quan trọng của lý luận. V.I.Lênin khẳng định “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” (2), “chỉ đảng nào có đ­ược một lý luận tiên phong h­ớng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiên  phong” (3)

Đối với Đảng Cộng sản thì vai trò của lý luận cách mạng càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, Đảng là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu. Đảng Cộng sản là Đảng cầm quyền, Đảng đang trong quá trình lãnh đạo đổi mới đất nước, mang lại ấm lo, hạnh phúc của nhân dân, đồng thời Đảng Cộng sản luôn tự chỉnh đốn Đảng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo Đất nước. Nhất nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra cần phải làm sáng tỏ bằng lý luận, đòi hỏi Đảng và mỗi đảng viên phải có trình độ trí tuệ, có tư duy sáng tạo được giác ngộ đầy đủ về lý luận, có nhiều kinh nghiệm tiến hành cách mạng. Hiện nay, chủ nghĩa cơ hội phái “kinh tế”, phái "dân túy" đang sống lại, ngóc đầu dạy và xuyên tạc đòi phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Đòi hỏi Đảng Cộng sản phải phải tiếp tục giáo dục sâu sắc, thấm nhuần lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải tuyên truyền, phổ biến hệ t­ư tưởng vô sản cho giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động, kiên quyết đấu tranh, phản bác lại những luận điệu tư tưởng, quan điểm phản động, sai trái, chống Đảng, chống lại hệ t­ư tưởng t­ư sản. V.I.Lênin chỉ rõ: “Đối với cán bộ, đảng viên phải học tập ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn đề lý luận; phải tự giải thoát, ngày càng nhiều hơn, khỏi ảnh h­ưởng của những câu cổ truyền của thế giới quan cũ, không bao giờ đ­ợc quên rằng chủ nghĩa xã hội, từ khi đã trở thành một khoa học, đòi phải đ­ược coi là mặt khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu”(4)

1, 2, 3, 4, V. I. Lênin (1902), toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, Tập 6, tr 1 - 245

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét