Việt Nam là quốc gia có nhiều loại
hình tín ngưỡng, tôn giáo, hiện nay ở Việt Nam có số lượng tín đồ tôn giáo đông
đảo. Theo thống kê năm 2005 cho thấy, cả nước có gần hai mươi triệu tín đồ của
6 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, chiếm 25% dân số. Cụ thể từng tôn giáo
như sau: Phật giáo 10.000.000 tín đồ; Công giáo 5.950.000 tín đồ, Cao đài 2.270.418
tín đồ; Phật giáo Hòa Hảo 1.232.572 tín đồ; Tin lành 721.290 tín đồ, Hồi giáo 66.695 tín đồ và còn có một bộ phận
đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc (Tây Bắc), Tây Nguyên
và Tây Nam Bộ theo tôn giáo. Ở khu vực Tây Nam bộ có trên một triệu người Khơ-me
theo Phật giáo Nam tông....
Đảng và Nhà nước ta phải có nhiều
chủ trương, chính sách giải quyết một cách thỏa đáng đối với các tôn giáo nói
chung và đối với từng tôn giáo nói riêng, như: Ngày 18 tháng 6
năm 2004, Thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm 6 chương và 41 điều. Chỉ
thị 01/2005/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số
công tác đối với đạo Tin lành, trong đó Điểm 5 của Chỉ thị ghi rõ "Đối
với số đồng bào ở miền núi phía Bắc mới theo đạo Tin lành và có nhu cầu tín
ngưỡng thực sự, trước mắt hướng dẫn cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo tại gia
đình, hoặc nơi nào có nhu cầu thì hướng dẫn cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo
ở địa điểm thích hợp tại bản, làng, Khi hội đủ các điều kiện thì tạo điều kiện
thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của pháp luật.
Đối với bộ phận đồng bào đã theo đạo, nay có nhu cầu trở lại với tín ngưỡng
truyền thống của dân tộc mình, cần tạo điều kiện giúp đỡ để đồng bào thực hiện
ý nguyện đó".Các tôn giáo đều gắn bó với dân tộc, đất
nước, đi theo sự lãnh đạo của Đảng và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách
mạng của toàn dân, vừa duy trì các sinh hoạt tôn giáo, gắn bó với giáo hội theo
phương châm "tốt đời, đẹp đạo". Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
Tín ngưỡng, tôn giáo ban hành là một bước tiến mới trong quá trình hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề tôn giáo
luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng để phục vụ lợi ích chính trị của chúng. Việc
lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch được gắn với vấn đề dân tộc, nhân
quyền và lợi dụng một số sai sót ở cơ sở trong việc thực hiện chính sách tôn
giáo để xuyên tạc tình hình tôn giáo trong nước. Chúng còn lôi kéo những phần
tử ly khai trong các tôn giáo gây mất ổn định nội bộ tôn giáo. Việc lợi dụng
tôn giáo của các thế lực thù địch đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải
quyết.
Do vậy, công tác tôn giáo hiện nay
vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng tín đồ, vừa phải cảnh giác đấu
tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch hòng chống
phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có
chủ trương, chính sách, nhất giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo, Đảng chỉ rõ
"Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm
tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào,
quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước thực hiện
nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào
theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá
trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công
với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do
tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước,
kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm chủ quyền,
an ninh quốc gia. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở
thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước
công nhận, hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được mở trường
đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây
dựng cơ sở thờ tự tôn giáo,.. của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc
truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín
dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền
đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy
định của Hiến pháp và pháp luật.
Đồng thời Đảng, Nhà nước cũng có
những chính sách, pháp lệnh cụ thể, sát đúng, xác định rõ việc đăng ký, công nhận tổ
chức tôn giáo; về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp
nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; về việc phong chức, phong
phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tổ chức tôn giáo; về việc
thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của nhà tu hành, chức sắc;
về Hội đoàn tôn giáo; về hoạt động của Dòng tu, Tu viện và các tổ chức
tu hành tập thể; về vấn đề tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; về hoạt
động xã hội, từ thiện nhân đạo của chức sắc, nhà tu hành và tổ chức tôn giáo;
về quan hệ quốc tế của tôn giáo; về hoạt động tôn giáo,
nhất là quy định về các cuộc lễ
của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo; về giảng đạo, truyền đạo của
chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo; về thành lập, giải thể trường đào
tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; về việc đình
chỉ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, có thể nói với thế giới
rằng Đảng Cộng sản luôn mở rộng dân chủ, tôn trọng nhân quyền, tự do tín ngưỡng
của nhân dân, không như những gì mà các thế lực thù địch nói, hòng nhằm mất đoàn
kết dân tộc, chia rẽ Đảng với nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét