Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

HÃY CẢNH GIÁC VỚI MỚ LÝ LUẬN “NHÀ NƯỚC TOÀN DÂN, ĐẢNG TOÀN DÂN" HIỆN NAY CỦA BỌN CƠ HỘI CHÍNH TRỊ

            Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công tốt đẹp, nghị quyết đại hội đã thể hiện một đảng có bản lĩnh, trình độ trí tuệ và dân chủ văn minh, được nhân dân tin tưởng, đón nhận với niềm tin sắt son vào Đảng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, nhất là bọn cơ hội chính trị vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá trên mặt trận lý luận tư tưởng, mục đích của chúng là làm chệnh hướng tư tưởng, chệch đường lối chính trị, chệch với quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx - Lenin.



         Chẳng hạn như về lý luận, chúng cho rằng phải xây dựng một “nhà nước toàn dân, đảng toàn dân”, cho rằng “Chuyên chính vô sản không cần thiết nữa, ngày nay phải xây dựng một nhà nước của toàn dân”. Chúng ta biết, Học thuyết về nhà nước là một bộ phận hợp thành rất quan trọng trong lý luận cơ bản của chủ nghĩa Marx. Nhưng mớ lý luận cho rằng “nhà nước toàn dân, đảng toàn dân” sẽ làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng ngộ nhận rằng, trong xã hội hiện nay không còn tồn tại thế lực chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội, không tồn tại đấu tranh giai cấp nữa. Do đó, mất cảnh giác đối với việc làm cho tư tưởng CNTB tràn vào.
         Thực tiễn cho thấy, thời kỳ Liên Xô cũ, Khrushchev phủ nhận toàn bộ Stalin về chính trị. Sau khi Stalin qua đời, Khrushchev đã phủ nhận toàn bộ Stalin, tiến tới phủ nhận Lenin, dần dần xa rời, làm trái, cuối cùng là phản bội một loạt lý luận cơ bản của chủ nghĩa Marx - Lenin. Brezhnev lên cầm quyền đã sửa chữa một số lý luận và thực tiễn, nhấn mạnh: “Nhà nước toàn dân vẫn có tính giai cấp, nó sẽ tiếp tục sự nghiệp chuyên chính vô sản”. Đồng thời Brezhnev cũng có chương trình sửa đổi, bổ sung với lý luận “đảng toàn dân”. Tháng 2-1976, Brezhnev nhấn mạnh: “Trong điều kiện CNXH phát triển, khi Đảng CS đã trở thành “đảng toàn dân”, nó quyết không mất đi tính giai cấp của nó. Đảng CS Liên Xô trước đây, hiện nay vẫn là chính đảng của giai cấp công nhân”.
         Sau khi Gorbachev lên cầm quyền, người ta có ấn tượng là ông ta sẽ sử dụng cải tổ để chấn hưng Liên Xô. Nhưng thực tế nhanh chóng chứng minh rằng, trong việc phản lại lý luận cơ bản của chủ nghĩa Marx thì ông còn đi xa hơn cả Khrushchev. Gorbachev, đã đánh giá chủ nghĩa Marx như thế này: “CNCS là một loại thuyết cải lương xã hội không tưởng, cũng có nghĩa rằng, nó là một khẩu hiệu dường như không thể thực hiện được. Về thực chất, trong toàn bộ những kết luận kinh tế cụ thể mà Marx dựa vào đó để xây dựng lâu đài thế giới quan của CNXH khoa học của ông không có cái nào được chứng thực trong thực tiễn”. Diễn biến thế giới quan của Gorbachev từng bước tiếp nhận trọn gói quan niệm tư tưởng của giai cấp tư sản, cuối cùng làm ông ta ngả về CNTB, phản bội chủ nghĩa Marx, trở thành kẻ phản bội CNXH và CNCS. Tháng 11-1987, Gorbachev chính thức xuất bản tác phẩm Cải tổ và tư duy mới của ông ta. Trong cuốn sách đó, ông ta đưa ra cái gọi là “quan điểm mới” như tính công khai, dân chủ hóa, đa nguyên hóa, đặt giá trị của toàn nhân loại cao hơn tất cả,… để thay thế một loạt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx
            Ngày 25-7-1991, tại Hội nghị toàn thể Trung ương ĐCS Liên Xô, Gorbachev nhấn mạnh, trước đây Đảng thừa nhận chủ nghĩa Marx - Lenin là nguồn cổ vũ cho mình, bây giờ cần phải làm cho trong kho tư tưởng của chúng ta bao gồm mọi tài sản của CNXH nước ngoài và tư tưởng dân chủ. Nói toạc ra, bản chất của các diễn đạt đó là lấy tư tưởng dân chủ xã hội phương Tây làm tư tưởng chỉ đạo của Đảng. Gorbachev muốn dựa theo mô hình thể chế dân chủ tư sản kiểu phương Tây để cải tạo thể chế chính trị của CNXH. Tức là làm cho Đảng CS Liên Xô từ bỏ địa vị cầm quyền, vai trò của Đảng chỉ bó hẹp ở tổ chức nghị viện và bầu cử tổng thống. Điều đó về cơ bản, đã vứt bỏ nguyên tắc xây dựng đảng của chủ nghĩa Marx. Biện pháp cụ thể của ông ta là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hành thể chế đa đảng, đồng thời thực hành tư hữu hóa, vứt bỏ toàn diện chế độ XHCN, từ đó đạt đến mục tiêu khôi phục toàn diện chế độ chính trị, kinh tế và văn hóa của CNTB...
        Từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô, chúng ta hay cảnh giác với luận điệu mới về cái gọi nhà nước toàn dân, đảng toàn dân hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét