Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG MỖI TỔ CHỨC

Thi đua là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp cách mạng tích cực, một nghệ thuật chỉ đạo để động viên trí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hành động của đông đảo mọi người thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao; là trường học thực tiễn sinh động để giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo nên con người mới vừa “hồng” vừa “chuyên” trong mỗi tổ chức; là biện pháp góp phần củng cố, xây dựng các tổ chức vững mạnh. Điển hình tiên tiến là đặc trưng của phong trào thi đua trong mỗi tổ chức, đây là những tập thể, cá nhân có ý chí quyết tâm cao, có hành động tích cực, có thành tích tiêu biểu trên một hoặc nhiều mặt, có thể nêu gương để toàn thể học tập, noi theo. Việc xây dựng điển hình tiên tiến là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, một biện pháp khích lệ mọi người chiếm đỉnh cao chỉ tiêu thi đua đạt và vượt các chỉ tiêu tiên tiến, thực hiện “lấy phong trào nuôi phong trào”, làm cho phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ, hiện thực hoá nhanh các chỉ tiêu thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cao nhất. Để xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong các tổ chức hiện nay, cần tập trung vào:
Một là, làm tốt việc lựa chọn, bồi dưỡng điển hình tiên tiến.
Làm tốt việc lựa chọn, bồi dưỡng điển hình tiên tiến là nhân tố quan trọng hàng đầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoá các chỉ tiêu, tạo bước đột phá, tạo cao trào từng mặt, từng bộ phận, đến toàn bộ tổ chức. Nếu việc lựa chọn không đúng người sẽ gây phản tác dụng, gây tâm lý so sánh, phong trào sẽ đi xuống, thậm chí còn thụt lùi. Vì vậy, từng tổ chức phải làm tốt khâu phát hiện điển hình tiên tiến. Theo đó, những người có dấu hiện khả năng hoàn thành tốt, sớm các chỉ tiêu phong trào hoặc một mặt công tác nổi trội, về đích trước cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, định mức thời gian, mà trong kết quả thực hiện các nhiệm vụ trước đó, cá nhân, tập thể có mặt ưu điểm nổi trội về thực hiện nghiệm vụ chuyên môn, rèn luyện kỷ luật, tham gia các hoạt động tích cực sôi nổi… để có quyết định lựa chọn điển hình tiên tiến chính xác. Việc xây dựng điển hình tiên tiến, mỗi tổ chức phải có kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, tránh chủ quan, nóng vội, muốn vậy, phải thường xuyên bám sát hoạt động thực tiễn của phong trào để lựa chọn đúng điển hình tiến tiến như thông qua: Chấm điểm, bình xét hàng ngày, kết quả giao nhiệm vụ, qua báo cáo của các bộ phận; ý kiến dân chủ công khai lựa chọn điển hình. Khi đã lựa chọn đúng điển hình, tổ chức phải làm tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng điển hình tiên tiến, việc bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên liên tục, nhất là những lúc khó khăn, phức tạp; bồi dưỡng phải toàn diện, từng mặt, có trọng tâm, trọng điểm, trước hết cần tập trung hướng vào bồi dưỡng động cơ, thái độ, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết tương trợ; những kinh nghiệm hay, những tồn tại đang có, biện pháp để đẩy mạnh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc…Quá trình bồi dưỡng, cần đặt ra yêu cầu cao để mỗi cá nhân, tổ công đoàn phấn đấu vươn lên không thoả mãn dừng lại, đồng thời cán bộ công đoàn phải ghi nhận, khích lệ, cổ vũ điển hình tiên tiến giữ vững và phát huy thành tích tốt hơn nữa.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa “diện” và “điểm” trong xây dựng điển hình tiên tiến. Kết hợp chặt chẽ giữa “diện” và “điểm” trong xây dựng điển hình tiên tiến là nội dung biện pháp quan trọng trong thúc đẩy phong trào lên cao, từ từng mặt đến toàn diện, từ cá nhân đến tập thể, từ hẹp đến nhân rộng tạo ra một sức sống mới cho mỗi tổ chức công đoàn, mỗi tổ chức công đoàn phải kết hợp chặt chẽ vấn đề này, trên cơ sở chức năng, chức trách, nhiệm vụ và những điểm mạnh, điểm yếu của từng tổ chức, dấu hiệu của điển hình tiên tiên mà kết hợp xác định có điển hình toàn diện và có điểm điển hình trên một mặt công tác, để tạo ra đòn bảy, hạt nhân trung tâm trên từng lĩnh vực, hoạt động, bảo đảm hoạt động phong trào có chiều sâu và bề rộng, đa dạng và phong phú, xây dựng được nhiều người điển hình tiên tiến mẫu mực.
        Ba là, thường xuyên thực hiện tốt công tác nhân điển hình tiên tiến. Đây là nội dung biện pháp quan trọng để giữ vững và phát triển chiều sâu và bề rộng phong trào công đoàn, làm phong trào có sức sống mới và lan toả trong toàn tổ chức công đoàn. Theo đó, mỗi công đoàn phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền điển hình, phổ biến kinh nghiệm hay tới toàn tổ chức công đoàn, qua tạp chí, bản tin thi đua, cho điển hình có sáng kiến, kinh nghiệm hay nói chuyện, phổ biến, hướng dẫn cho mọi công đoàn viên cùng làm theo; thông qua các hội nghị, đề nghị biểu dương qua nhận xét chào cờ, qua giao ban hội ý, dự hội nghị báo cáo điển hình, viết tin người tốt việc tốt, động viên bằng vật chất…làm cho điển hình tiên tiến càng có ý thức hơn trong tự xây dựng, tự án thị để điển hình ngày càng sáng hơn trong phong trào của mỗi tổ chức đoàn.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ hoạt động chỉ đạo của các tổ chức với phát huy cao độ tính tự giác của điển hình tiên tiến trong phong trào. Xét ở một khía cạnh nào đó thì việc phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến là ý muốn chủ quan ban đầu, khi đã lựa chọn được điển hình phải gặp gỡ, giao nhiệm vụ, định hướng cụ thể, để điển hình tự xây dựng kế hoạch, xây dựng động cơ phấn đấu, nâng cao ý thức tự giác trong tu dưỡng phẩm chất chính trị, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, nhất là, phấn đấu học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao trách nhiệm, phát huy tính năng động, sáng tạo trong tìm tòi cải tiến, sáng kiến kỹ thuật, năng cao chất lượng hiệu quả công tác thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực sự là tấm gương mẫu mực để mọi người khác học tập, noi theo điển hình. Để thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ hoạt động chỉ đạo của các tổ chức với phát huy cao độ tính tự giác của điển hình tiên tiến trong phong trào, đòi hỏi, các cấp phải luôn chú ý quan tâm chăm lo đến lợi ích nguyện vọng chính đáng của mỗi người, vận dụng khôn khéo giữa khoa học và nghệ thuật vận động, phát động quần chúng bằng các biện pháp giáo dục linh hoạt, sáng tạo, thiết thực, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động giữa các tổ chức. Mỗi cá nhân điển hình cần có nhận thức, giác ngộ, niềm tin, ý thức trách nhiệm trong tham gia các phong trào, coi việc tham gia hoạt động phong trào vừa là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân, chống tư tưởng trung bình chủ nghĩa, được “chăng hay chớ”, làm lu mờ phong trào, dẫn đến, chất lượng điển hình không cao, ngang bằng với những người bình thường, không tạo ra những phong trào mạnh mẽ để làm chuyển biến toàn diện chất lượng, hiệu quả công tác của mỗi tổ chức./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét