Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC - Ý NGHĨA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG MỖI TỔ CHỨC


 Cách đây đúng 70 năm, giữa thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến và kiến quốc, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc".
         Thi đua ái quốc là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp cách mạng tích cực, một nghệ thuật chỉ đạo để động viên trí sáng tạo, ý chí quyết tâm của toàn quân, toàn dân thực ra sức thi đua "Diệt giặc đói khổ, Diệt giặc dốt nát, Diệt giặc ngoại xâm".[1]
; đây còn được xem như là trường học thực tiễn sinh động để giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo nên con người mới vừa “hồng” vừa “chuyên” trong mỗi tổ chức, góp phần củng cố, xây dựng các tổ chức vững mạnh.
        Điển hình tiên tiến là những cá nhân, tập thê tiêu biểu trên một hoặc nhiều mặt công tác, là nhân tố nòng cốt quan trọng để thúc đẩy phong trào thi đua phát triển sớm đạt những chỉ tiêu tiên tiến "Vì vậy bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua. Làm cho mau. Làm cho tốt Làm cho nhiều"[2].
          Để xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, tác giả đưa ra một số yêu cầu, nội dung biện pháp sau:
Một là, lựa chọn, bồi dưỡng điển hình tiên tiến trong mỗi  tổ chức
          Làm tốt việc lựa chọn, bồi dưỡng điển hình tiên tiến là nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo đà thúc đẩy phong trào thực hiện hoá nhanh chóng các chỉ tiêu đặt, về đích với thời gian nhanh nhất, hiệu quả cao nhất trên từng mặt công tác hoặc từng lĩnh vực, từng bộ phận, đến toàn bộ tổ chức. Theo đó, mỗi tổ chức cần quan tâm lựa chọn điển hình tiên tiến trong tổ chức mình. Thông qua các hoạt động thực tiễn để lựa chọn điển hình tiên tiến. Dấu hiệu để lựa chọn điển hình là những cá nhân có phẩm chất chính trị, động cơ phấn đấu trong sáng, ý thức, trách nhiệm cao đối với công việc, có tinh thần quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sớm đạt được các chỉ tiêu của phong trào hoặc một mặt công tác nổi trội, về đích trước tập thể, vượt lên hơn hẳn những người xung quanh cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, định mức thời gian và kết quả đạt được. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ trong thi đua ái quốc "Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi trong thi đua ái quốc"[3].
Khi lựa chọn đúng điển hình phải chú trọng công tác bồi dưỡng điển hình tiên tiến, việc bồi dưỡng phải tiến hành thường xuyên liên tục, bồi dưỡng kết hợp với giao nhiệm vụ khó khăn, phức tạp để rèn luyện thử thách, nội dung bồi dưỡng phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, trước hết cần tập trung hướng vào bồi dưỡng động cơ, thái độ, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết tương trợ; phát huy sức sáng tạo, tinh thần đổi mới, cải tiến sáng kiến, những cách làm, những kinh nghiệm hay trong phong trào thi đua để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác. Tạo môi trường thuận lợi để mỗi người có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện của mình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, không không thoả mãn dừng lại.
Hai là, xây dựng điển hình tiên tiến phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình, đặc điểm nhiệm vụ được giao.
Đây là nội dung biện pháp quan trọng trong thúc đẩy phong trào thi đua lên cao, xây dựng điển hình tiên tiến từ từng mặt đến toàn diện, từ cá nhân đến tập thể, từ hẹp đến nhân rộng tạo ra một sức sống mới cho mỗi tổ chức. Xây dựng điển hình tiên tiến cá nhân hoặc tập thể toàn diện để tạo sức lan tỏa, nhưng không dàn trải, trong đó, từng tập thể phải lựa chọn điển hình tiên tiến từng mặt công tác để nâng cao chất lượng hiệu quả từng mặt, từng hoạt động của cơ quan đơn vị, tạo ra sức đột phá, xây dựng môi trường thi đua, tạo đà để nhanh chóng khắc phục những khâu yếu, mặt yếu, những bất cập còn tồn tại để tập thể vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cũng cần chú ý không quá thiên nhiều về xây dựng diển hình tiên tiến từng mặt, sẽ có sự thiên lệch, có mặt công tác bị hạ thấp. Theo đó, trên cơ sở chức năng, chức trách, nhiệm vụ và những điểm mạnh, điểm yếu của từng cơ quan, khoa, đơn vị, các tổ chức, lực lượng, cá nhân có dấu hiệu của điển hình tiên tiên mà từ từ đó xác định xây dựng điển hình toàn diện hoặc điển hình tiên tiến trên từng mặt công tác, để tạo ra đòn seo, những hạt nhân trung tâm của hoạt động trên từng lĩnh vực, hoạt động công tác, để hoạt động thi đua phát triển có chiều sâu và bề rộng, đa dạng và phong phú, xây dựng được nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.
        Ba là, thường xuyên làm tốt công tác nhân điển hình tiên tiến, tạo đà "lấy phong trào, nuôi phong trào"
       Đây là nội dung biện pháp quan trọng để giữ vững và phát triển chiều sâu và bề rộng phong trào thi đua, làm cho phong trào thi đua luôn có sức sống và lan toả trong các tổ chức, từ phong trào đến tự giác phát triển phong trào, không làm "thui chột" phong trào thi đua. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "Phong trào sôi nổi, thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng"[4]. 
          Theo đó, mỗi tổ chức phải làm tốt công tác nhân điển hình tiên tiến để tạo đà phát triển "lấy phong trào, nuôi phong trào", tạo ra phong trào sâu rộng ở mọi cấp, mọi ngành. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "Chúng ta cần thiết thực đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc khắp mọi ngành và mọi nơi"[5], và việc thi đua phải "làm cho mau, làm cho tốt, làm cho đẹp và làm cho nhiều"[6]. Theo đó, các cấp phải coi trọng làm tốt công tác tuyên truyền cổ động nhân điển hình tiên tiến, thông qua nhiều hình thức, biện pháp phong phú như: Viết bài gương người tốt, việc tốt, tập thể điển hình…. Những cải tiến, sáng kiến, kinh nghiệm hay hoặc ý tưởng mới cần được phổ biến để học tập lẫn nhau, làm cho điển hình tiên tiến càng có ý thức hơn trong tự xây dựng, tự án thị, tự soi, tự sửa để điển hình tiên tiến ngày càng hoàn hiện và phát triển thực sự là những hạt nhân nòng cốt trong phong trào thi đua.
Bốn là, phát huy tính tự giác của cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua
  Xây dựng điển hình tiên tiến là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, kết quả thực hiện nhiệm vụ phục thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi cá nhân. Theo đó, khi tổ chức tin tưởng, lựa chọn điển hình tiên tiến, giao nhiệm vụ cho cá nhân điển hình tiên tiến. Cá nhân điển hình tiên tiến với những phẩm chất, năng lực, khả năng, năng khiếu, sở trường vốn có, phải tự xây dựng ý thức, trách nhiệm, thấy được vinh dự trước tập thể, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân. Mỗi cá nhân điển hình phải tự xác định kế hoạch, xây dựng động cơ phấn đấu, nâng cao ý thức tự giác trong tu dưỡng phẩm chất chính trị, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ gắn với những nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nội dung các cuộc vận động, các phong trào. Đồng thời, phát huy tính năng động, sáng tạo trong tìm tòi cải tiến, sáng kiến, năng cao chất lượng hiệu quả công tác thực sự là tấm gương mẫu mực để mọi người trong tổ chức học tập theo điển hình. Cần tránh tư tưởng "công thần" hoặc trung bình chủ nghĩa, được “chăng hay chớ”, sẽ làm lu mờ điển hình tiên tiến./.




[1] Hồ Chí Minh (1948), Thi đua ái quốc, toàn tập, tập 5, tr.444
[2] Hồ Chí Minh (1948), Thi đua ái quốc, toàn tập, tập 5, tr.444
   [3] Hồ Chí Minh (1948), Thi đua ái quốc, toàn tập, tập 5, tr.446
   [4] Hồ Chí Minh (1948), Thi đua ái quốc, toàn tập, tập 5, tr.445
   [5] Hồ Chí Minh (1952), Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng 8 và ngày độc lập, toàn tập, tập 6, tr.552
   [6] Hồ Chí Minh (1949), Giấc ngủ năm, toàn tập, tập 6, tr.615

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét