Ngay từ khi ra đời, Nhà nước Việt
Đảng
Cộng sản Việt Nam
chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN với bản chất là
"Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Trong hệ thống các quan điểm cơ
bản, chính sách nhất quán và khuôn khổ pháp luật, Đảng và Nhà nước Việt Nam
luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng
đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam đều hướng đến mục tiêu cao nhất là vì con người, cho con người.
Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước
Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế, coi
đây là yếu tố then chốt trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Những
năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã ban hành mới và bổ sung, sửa đổi nhiều văn
bản quy phạm pháp luật liên quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hệ thống
pháp luật của Việt Nam đều phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các
chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia. Đặc biệt ở Việt Nam, các quyền
bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của người dân luôn
được bảo đảm. Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng dân chủ, thực hiện phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; nhân dân là người quyết định
mọi công việc của Nhà nước. Công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý xã
hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do mình tin tưởng bầu ra.
Nhà nước Việt Nam không ngừng phấn đấu để bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi công
dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, coi đây là một
trong những nhóm quyền quan trọng nhất của công dân.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và
bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin của người
dân theo Hiến pháp và pháp luật. Những năm gần đây, hoạt động của các phương
tiện thông tin đại chúng ngày càng cởi mở, sôi động. Sự phát triển nhanh chóng,
mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông
tin đại chúng ở Việt Nam là một minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí và
tự do thông tin ở Việt Nam .
Báo chí ở Việt Nam đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân
dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân
dân. Báo chí còn là lực lượng quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát việc
thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước. Báo chí đã đóng vai trò quan
trọng trong phát hiện, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, góp
phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã
hội, xây dựng bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh.
Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh
thần chính đáng của con người. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam
là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật
của Việt Nam ;
được bảo đảm tôn trọng trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và
bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do thờ cúng và thực hành tín ngưỡng, tôn
giáo và chính sách này đã được thể chế hóa bằng pháp luật. Số chức sắc, nhà tu
hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng qua từng
năm nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tâm linh của nhân dân. Các chức sắc tôn
giáo cũng có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, có quyền ứng cử vào
Quốc hội và hội đồng nhân dân như mọi công dân khác. Các tôn giáo có quyền và
được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất
bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội... Nhà nước Việt
Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm người
dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có
Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 11-2016 (có hiệu
lực vào tháng 1-2018). Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân
tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân
tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Công cuộc xóa đói, giảm nghèo được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức
quan tâm và đạt nhiều kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam nằm trong
số các quốc gia được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc vinh danh
là nước có nhiều thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt Việt
Nam đã hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ như: Xóa đói, giảm nghèo
cùng cực; đạt phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới và đạt nhiều
tiến bộ trong các chỉ tiêu về y tế như giảm tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất tử vong
trẻ em; đạt mục tiêu về kiểm soát sốt rét và bệnh lao cũng như đẩy lùi tỷ lệ
lây lan HIV/AIDS…
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được nêu trong các công ước mà mình đã tham gia, tuân
thủ nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người. Tại các tổ chức và diễn
đàn quốc tế, Việt Nam luôn được đánh giá cao về cách tiếp cận, ủng hộ đối thoại
và hợp tác trong vấn đề quyền con người. Cộng đồng quốc tế đánh giá
cao những thành tựu quan trọng trong bảo đảm các quyền cơ bản của con
người mà Việt Nam
đạt được.
Những thành tựu cơ bản trong bảo
đảm và phát triển quyền con người ở Việt Nam nêu trên là kết quả từ chính
sách nhất quán luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thực
hiện nghiêm túc các chuẩn mực và nghĩa vụ quốc tế và thể hiện nhân quyền tốt
đẹp ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét