Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Phải tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng hiện nay

Để giữ vững và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, giai đoạn hiện nay cần chú ý thực hiện tốt một số nội dung biên pháp cơ bản sau đây:
 Một là: Tăng cường giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thống nhất về nhận thức là cơ sở để thống nhất về hành động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “chí có đồng tâm mới đồng”. Tăng cường giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tạo nên sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng làm tiền đề, cơ sở bảo đảm thống nhất về tổ chức, hành động, xây dựng đoàn kết thống nhất trong đảng.

Yêu cầu, mỗi cấp uỷ, mỗi chi bộ phải có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra đảng viên học tập, không ngừng nâng cao trình đọ mọi mặt. Trước hết toàn đảng phải nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh , quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.. Xây dựng, chỉnh đốn, của các học viện, nhà trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; kết hợp đào tạo với tự đào tạo; chống các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy và học tập.
Hai là: Đảng phải quan tâm xây dựng chính sách đúng đắn, cơ chế tổ chức hợp lý, quy chế làm việc rõ ràng.
Đường lối, chính sách sai sẽ dẫn tới sự phân tán, chia rẽ trong đảng; ngược lại, đường lối chính sách đúng là cơ sở để tập hợp lực lượng, thống nhất về tư tưởng và tổ chức, ý chí và hành động. Cơ chế hợp lý, quy chế làm việc rõ ràng, chặt chẽ bảo đảm cho bộ máy tổ chức vận hành thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng; khắc hục được hiện tượng tập trung quan liêu hay phân tán cục bộ và các hiện tượng gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền.
Thực hiện biện pháp này đòi hỏi phải tích cực đổi mới phong cách lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; đổi mới cách ra nghị quyết, văn kiện và báo cáo phải ngắn gọn, thiết thực, cụ thể. Cán bộ lãnh đạo phải bám sát cơ sở, lắng nghe và tiếp thu ý kiến và nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng; tạo mọi điều kiện cho cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia xây dựng đường lối, chính sách. Xây dựng và thực hiện quy chế nội bộ của Đảng; cụ thể hoá cương lĩnh, hiến pháp và điều lệ Đảng; xác định rõ vai trò, vị trí của Đảng và từng tổ chức trong hệ thống chính trị, trách nhiệm của Đảng trong quyết định những vấn đề lớn, quan trọng của đất nước, địa phương, đơn vị; trách nhiệm, quyền hạn của từng chức danh cụ thể. Tổng kết thực tiễn, cải tiến công tác chỉ đạo; thực hiện làm việc theo chương trình, kế hoạch, quy chế.
Ba là: Xoá bỏ tình trạng đặc quyền, đặc lợi. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và quan liêu, tham nhũng, gia trưởng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài”, ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Bất bình đẳng về lợi ích không thể tạo nên sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng; tình trạnh đặc quyền, đặc lợi là nguồn gốc làm uy tí của các đảng viên cộng sản bị giảm sút và gây nên sự tan rã trong đảng. Chủ nghĩa cá nhân là thứ  "vi trùng rất độc”, nguồn gốc sinh ra “trăm thứ bệnh” mà chủ nghĩa cơ hội, thực dụng; tham nhũng, quan liêu, tham nhũng là những biểu hiện cụ thể về mặt hình thức của nó. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng; tạo ra sự chia rẽ, bè phái trong Đảng.
Đấu tranh cống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng và tệ đăc quyền, đặc lợi trước hết phải tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chế độ tự phê bình và phê bình. Hoàn thiện các chính sách, pháp luật đặc biệt là về quản lý ngân sách, tài sản doanh nghiệp, đất đai….Phát huy vai trò của cấp uỷ, người đứng đầu và uỷ ban kiểm tra các cấp; sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên,  tổ chức đảng, của quần chúng nhân dân. Có quy chế bảo đảm sự giám sát của cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên; của tổ chức với cá nhân, cá nhân với tổ chức, của các tổ chức trong hệ thống chính trị với các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Bốn là:  Làm tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; giải quyết kịp thời và có hiệu quả khi trong đảng xuất hiện những ý kiến khác nhau.
Do nhiều nguyên nhân, việc trong đảng có những ý kiến khác nhau là điều bình thường. Phải phân biệt rõ quan điểm, quan niệm khác nhau với mất đoàn kết. Tuy nhiên, những ý kiến khác nhau nếu không được giải quyết kịp thời rất dễ trở thành nguồn gốc tư tưởng gây nên chia rẽ trong tổ chức đảng.
Khi trong Đảng có những ý kiến khác nhau, nhất là với những vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp, chưa được làm sáng tỏ, trong Đảng cần có sự tranh luận, thảo luận thẳng thắn. Phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, thật sự vì chân lý, lẽ phải, vì sự trưởng thành và vững mạnh của Đảng; đặt lợi ích của đảng nên trên lợi ích các nhân. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới, bức xúc nảy sinh từ thực tiễn; từng bước cụ thể hoá, bổ xung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, đấu tranh với những tư tưởng sai trái, lệch lạc. Chống khuynh hướng “ đoàn kết” hình thức, một chiều, nể neng không dám đấu tranh. Mở rộng dân chủ phải đi đôi với giữ vững kỷ luât, kỷ cương; xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm nguyên tắc, nói và làm trái với nghị quyết của Đảng.
Năm là: Phát hiện sớm hiện tượng mất đoàn kết, tập trung giải quyết và sử lý dứt điểm.
Từng chi bộ, đảng bộ giữ vững sự đoàn kết thống nhất trước hết trong tập thể cấp uỷ. Đối với những cấp uỷ, tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; cán bộ lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, kéo bè, kéo cánh mất đoàn kết nội bộ, cấp uỷ cấp trên phải chỉ đạo kiểm điểm làm rõ đúng, sai và nguyên nhân của nó. Xử lý nghiêm những người có khuyết điểm, kiện toàn tổ chức, cán bộ; nơi không có khả năng khắc phục thì giải tán về tổ chức, lập tổ chức mới theo quy định của Điều lệ Đảng.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét