Chủ
tịch Hồ Chí Minh dạy: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ một lòng một dạ phục vụ nhân
dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay Đảng ta đã đoàn kết tổ
chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta. Các đồng chí từ Trung ương
đến Chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi
của mắt mình”[1].
Đảng ta trong mọi thời kỳ đều coi
trọng giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Tuy nhiên, trong những năm
qua, ở một số nơi xuất hiện dấu hiệu, nội bộ tổ chức đảng mất đoàn kết, có
chỗ thậm chí nghiêm trọng.
Bám sát vào Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XI soi vào thực tiễn có thể phân tích hiện tượng mất đoàn kết ở một số tổ chức
đảng, có thể nêu ra 3 nguyên nhân chính đó là:
Thứ nhất, tư
tưởng cơ hội chủ nghĩa chưa được ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy, những phần tử
cơ hội chủ nghĩa miệng hô hào đổi mới, nhưng thực chất lại xa rời nguyên tắc,
chỉ thấy lợi ích trước mắt, nói trái với
những quan điểm, tư tưởng của Đảng, công khai quan điểm của mình trên mạng,
blog hoặc trong các cuộc hội thảo, trả lời phỏng vấn đài, báo phương Tây. Điều
đó rất nguy hiểm, thể hiện sự biến chất về chính trị, tác động xấu tới
xã hội, có hại đối với Đảng và dân tộc. Nếu các tổ chức đảng không
quản lý chặt và không kiên quyết đấu tranh, thì từ những nhận thức lệch
lạc sẽ chuyển thành quan điểm chính trị; từ chỗ chống Đảng về tư tưởng chuyển
thành chống Đảng về tổ chức, dẫn tới phá vỡ đoàn kết trong Đảng. Đó sẽ là “thời cơ vàng” để các thế lực thù địch lợi dụng
chống phá.
Thứ hai, sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên
Không ít người mang danh đảng, nhưng có
tư tưởng thực dụng, toan tính cá nhân, tranh giành chức quyền, trốn tránh sự
kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng. Họ sẵn sàng thỏa hiệp, trở cờ, lấy lòng
người này, hạ bệ người khác, gây bè, kéo cánh, phá vỡ sự đoàn kết nhất trí
trong Đảng. Suy cho cùng, đó là những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân vô
nguyên tắc, làm suy yếu sức mạnh của Đảng từ bên trong; nếu không được ngăn
chặn kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.
Thứ ba, sự chống phá của các thế
lực thù địch bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”.
Mục tiêu duy nhất của “Diễn biến
hòa bình”, là nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chúng tập trung
phá vỡ về tổ chức, coi đây là mũi tấn công trọng điểm. Chúng tìm cách vô
hiệu hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi bầu cử tự do, tài trợ, hậu thuẫn
cho lực lượng chống đối, tạo dựng ngọn cờ để chuyển hóa Đảng, chúng ra sức cổ
xúy những ý kiến bất đồng trong Đảng, tâng bốc những phần tử cơ hội, thoái hóa,
biến chất; mặt khác, chúng bôi nhọ, lên án những đảng viên có quan điểm
đúng đắn, nhằm phân tuyến lực lượng, làm cho Đảng phân liệt và tan rã.
Theo đó, phải giữ gìn sự đoàn kết,
thống nhất trong Đảng, sự đoàn kết, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa Mác -
Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng, chứ
không phải đoàn kết hình thức xuôi chiều, nể nang, “dĩ hòa vi quý”; Chăm lo xây
dựng tổ chức thực sự tiêu biểu về ý thức giữ gìn sự đoàn kết, thống
nhất trong Đảng; Chủ động đấu tranh với mọi quan điểm sai trái, những
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng; kiên quyết xử lý nghiêm
những cán bộ, đảng viên nói, viết và hành động trái với Cương lĩnh, Điều lệ
Đảng; qua đó, tạo sự đồng thuận, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng./.
________
[1] -
Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 510.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét