Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

TRUNG QUỐC VỚI CÁI LÝ ĐỐI PHÓ VỚI "MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HÀNG HẢI CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG"

         Với cái lý bao biện cho âm mưu "bành trướng" mở rộng lãnh hải cho rằng cần "ngăn ngừa mối đe dọa đối với quyền và lợi ích hàng hải" của mình, Trung Quốc đã điều chỉnh hướng chiến lược từ "phòng thủ ngoài khơi" sang kết hợp với "bảo vệ vùng biển mở".

       Theo đó, Trung Quốc đã chấn chỉnh lại tổ chức biên chế, tăng sức mạnh của Hải quân Trung quốc, thành lập các hạm đội (Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải) và lập Dân quân biển với chiến lược đội quân "tàu cá" nhiệm vụ chính là "đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ, quản lý".
       Mục đích là thúc đẩy yêu sách mở rộng lãnh thổ và sự hiện diện ở Biển Đông. Để hiện thực quân sự hóa trên biển, thúc đẩy nhanh mục đích, Trung Quốc đã che mắt thiên hạ bằng cách cho "hạm đội tàu đánh cá" này vận chuyển vật liệu xây dựng, cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự, để tôn tạo, mở rộng trái phép và chiếm đóng các đảo và đảo nhân tạo của Việt Nam, từng bước xây dựng, mở rộng đường băng, đưa một số máy bay tiêm kích J-II, tên lửa đất đối không HQ-9 ra Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, triển khai các hoạt động trên Biển Đông, để theo dõi, kiểm soát, nhận diện phòng không, gây sức ép đối với các nước có chủ quyền ở Biển Đông và các nước trên thế giới khi đi qua hải phận quốc tế ở Biển Đông. Đây là một phần trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc là "làm chủ, thống trị vùng Tây Thái Bình Dương".
         Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng làm gia tăng căng thẳng, xói mòn "lòng tin chiến lược", ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực, vi phạm Luật Biển Quốc tế, không tôn trọng và thực thi đúng bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC), nhiều nước và nhân dân trong khu vực và trên thế giới đã có những phản ứng quan ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
      Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đối thoại, hòa bình, bàn bạc công khai trên trường Quốc tế, theo đúng luật pháp quốc tế và Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Chúng ta kiên quyết, kiên trì, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không để bị động bất ngờ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét