Các Mác sinh ngày 5-5-1818, mất năm 1883
"ngày 14-3, buổi chiều vào lúc 3 giờ kém 15 phút, nhà tư tưởng vĩ đại nhất
trong những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ (1). Ông đã để lại kho tàng
lý luận khoa học đúng đắn, khách quan, chân thực. Năm 1992, giáo sư, tiến sĩ
Mi-chen Va-des nhà triết học, thành viên của Trung tâm nghiên cứu và tư liệu về
Hê-ghen và Mác thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp đã viết trong
lời nói đầu cuốn sách của ông: "Mác - nhà tư tưởng của cái có thể"
như sau: "Sức sống của một tư tưởng được tính bằng con số những cuộc tranh
luận mà nó gây ra. Về mặt này chủ nghĩa Mác thật là ao ước".
Trong phần
"Dân luận" (sách nói trên)
Nói về vấn đề dân tộc, giai cấp thể hiện
trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) Các Mác cho rằng: "Cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản... lúc đầu lại mang hình
thức đấu tranh dân tộc" giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy
chính quyền,... phải tự mình trở thành dân tộc"(4) thì sau bao nhiêu năm Hội
nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương, dưới sự chỉ đạo của
Hồ Chí Minh (5-1941) đã khẳng định: "Trong lúc này, nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân
tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của bộ phận, giai cấp, đến vạn năm cũng không đòi lại được"(5). Sau
Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn bị
thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, Đảng ta xác định hai nhiệm vụ chiến lược,
trong đó đặt lên hàng đầu là đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng
miền Nam, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Như
vậy, trong đấu tranh giải phóng dân tộc của chúng ta, lý luận Mác vẫn soi rọi
chúng ta đi. Nếu như Mác tìm ra quy luật của lịch sử là "mỗi một giai đoạn
phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại, tạo thành một cơ
sở trên đó người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp
quyền..."(6) thì trong giai đoạn phát triển kinh tế Đảng ta đã vận dụng xác
định đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị “lấy đổi mới
kinh tế làm trung tâm, trên cơ sở đó từng bước đổi mới hệ thống chính trị”.
Hiện nay, hàng loạt vấn đề của đời sống
thực tiễn đang đòi hỏi lý luận phải giải quyết. Chẳng hạn những vấn đề cụ thể
của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước; tiêu
chuẩn đảng viên trong điều kiện nền kinh tế thị trường; vấn đề Đảng lãnh đạo
nhà nước pháp quyền,... Không thể giải quyết những vấn đề nóng hổi của đời sống
thực tiễn của "ngày hôm nay" chỉ bằng những kinh nghiệm của
"ngày hôm qua". Chúng ta lại tìm thấy ở Mác những chỉ dẫn quan trọng:
"Tư tưởng cố gắng biến thành hiện thực, vẫn chưa đủ; bản thân thực tiễn
cũng phải cố gắng hướng tới tư tưởng"(8). Mác đã viết trong Lời nói đầu
"Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen" như sau:
"...Sự phê phán không chỉ là nhiệt tình của đầu óc mà là đầu óc của nhiệt
tình. Sự phê phán không phải là con dao mổ mà là vũ khí...". Mác để lại
cho chúng ta, cho muôn đời sau lời dạy bất hủ: "Các học thuyết duy vật chủ
nghĩa coi sự thay đổi là do hoàn cảnh và giáo dục gây ra, đã quên rằng cần phải
có những con người để làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần
phải được giáo dục"(10). Mác không chỉ là "nhà tư tưởng của cái có
thể" mà ông còn là "nhà tư tưởng của đời sống hiện thực", hiện
nay tư tưởng vẫn luôn sống mãnh liệt với thời gian.
(1) Các Mác, Ph.Ang ghen tuyển
tập, tập 5, NXB Sự Thật, H. 1983, tr.661.
(2) Hồ Chí Minh, toàn tập, (xuất
bản lần 2), NXBCTQG, H.2000, tập 7, tr.517.
(3) Các Mác, Ph.Ăngghen tuyển
tập, tập 5, NXB Sự Thật H. 1983, tr.666.
(4) Các Mác.Ph.Ăngghen tuyển tập,
tập 1, NXB Sự Thật, H.1983, tr.555 - 565.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam ,
Văn kiện Đảng (1930-1945) do Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản,
H. 1997, tr. 196.
(6) Các Mác, Ph.Ăngghen tuyển
tập, tập 5, NXB Sự Thật, H. 1983, tr.662.
(7, 8, 10) Các Mác, Ph.Ăng ghen
tuyển tập, tập 1, NXB Sự Thật H. 1983, tr.27 và 255.
(9) Hồ Chí Minh, toàn tập, (xuất
bản lần 2), NXBCTQG, H.2000, tập 12, tr.557-558
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét