NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ, PHẢI
CHĂNG HIỆN NAY KHÔNG CÒN PHÙ HỢP NỮA?
Ngay từ khi xuất hiện, nguyên tắc tập trung dân chủ luôn luôn là mục tiêu tấn công của kẻ thù, mục đích của chúng là hòng phá vỡ sự đoàn kết thống nhất của Đảng, làm tan rã, phân liệt Đảng về mặt tổ chức. Những năm gần đây, cùng với việc tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ sở tư tưởng của Đảng. Chúng cũng tấn công quyết liệt vào nguyên tắc tập trung dân chủ, cơ sở tổ chức của Đảng. Đặc biệt chúng lợi dụng triệt để sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước đông âu trước đây với các chuyên gia chống cộng khét tiếng một thời như: Brê- din- xki, H. Kít sinh giơ, Nich sơn, R.rê-gân, G. Bu-sơ với giọng điệu ca ngợi thế giới “tự do dân chủ”, “phong trào dân chủ” hí hửng với cái gọi là “sự ra đi của chủ nghĩa xã hội” Chúng rêu rao rằng các Đảng Cộng sản là chuyên quyền, độc tài; ra sức cổ xuý, tán dương, kích động các đảng thực hiện đa nguyên chính trị, dân chủ cực đoan. Chúng lên án nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi xoá bỏ nguyên tắc này.
Chúng cho rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền, đảng trị, cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ đến nay đã lỗi thời nếu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và trong xã hội sẽ mất dân chủ trong đảng, mất dân chủ trong xã hội, không có dân chủ, không có nhân đạo... theo họ trong Đảng nên có nhiều phe nhóm đối lập để tranh luận bàn cãi các công việc của đất nước tìm ra biện pháp tối ưu nhất để phát triển đất nước đi lên, chúng triệt để sử dụng những chiêu bài “tự do dân chủ”, “đa đảng đối lập”, “đa nguyên chính trị” với cái tự quyền đưa ra những dự luật đòi dân chủ, tự do theo phán xét của chúng. Chúng lợi dụng một số khuyết điểm của một số đảng viên sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống….vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ để khoét sâu nội bộ của ta. Chúng thừa biết rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, nền tảng của Đảng, bảo đảm cho Đảng luôn vững mạnh về tổ chức, do đó, chúng xác định phải tấn công mãnh liệt vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo đó, chúng càng tấn công mạnh vào nguyên tắc tổ chức của Đảng thì càng minh chứng rằng nguyên tắc tập chung dân chủ là lỗi án ảnh đối với chúng. Hiện nay một số tư tưởng ấu trĩ, không hiểu gì về “tập trung dân chủ” cho rằng: nguyên tắc tập trung dân chủ là sự gán ghép hai nguyên tắc “tập trung” và “dân chủ”, đó là sự gán ghép hai yếu tố có xu hướng đối lập nhau, từ đó quy kết bản chất của Đảng ta là thiếu tập trung thống nhất, lẫn lộn giữa tập trung trên cơ sở dân chủ với tập trung quan liêu, giữa dân chủ có lãnh đạo với dân chủ vô tổ chức, vô chính phủ. Từ đó tuyệt đối hoá “tập trung”, tầm ¬thường hoá “dân chủ”, hay cho rằng tập trung là mục đích, dân chủ là ¬phương tiện, cốt là đạt mục đích còn ¬phương tiện nào cũng được. T¬ư ¬tưởng đó dẫn đến hình thức tập trung quan liêu, phi dân chủ trái với bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số người còn lập luận cho rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ đúng và thích hợp với hoạt động của Đảng trong điều kiện Đảng hoạt động bí mật, hoặc trong thời kỳ chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó phải có kỷ luật chặt chẽ, phải có tập trung thống nhất cao độ, còn trong điều kiện hoà bình xây dựng, kẻ thù không còn, nhân dân làm chủ, cần gì phải thực hiện chế độ tập trung, kỷ luật và chuyên chính. Lúc này mà thực hiện tập trung là không thức thời, là vi phạm dân chủ, là tạo điều kiện để quay về chế độ phong kiến chuyên quyền. Cũng cần phải khảng định rằng. Tập trung trên nền tảng của dân chủ. Dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung, dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập trung, tập trung là cơ sở, bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Trên cơ sở thống nhất và tác động biện chứng giữa hai yếu tố đó thì dân chủ ngày càng phát triển, tập trung càng vững chắc tức là dân chủ càng mở rộng thì tập trung càng cao và ngược lại. Coi tập trung là tập trung trí tuệ, tập trung lý luận, tập trung sức mạnh, tập trung hành động. Dân chủ là dân chủ có tổ chức, có lãnh đạo, có định hướng nhận thức và hành động, tập trung phải đi đôi với dân chủ và ngược lại. Nếu dân chủ mà không tập trung thì là thứ dân chủ vô tổ chức, vô kỷ luật, mất kỷ cương. nhất định sẽ biến Đảng thành một khối tập hợp mơ hồ, không có sự thống nhất nội bộ và tính tổ chức, do đó không thể thực hiện vai trò người lãnh đạo giai cấp vô sản và nhân dân lao động đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh đó. Nếu chỉ theo nguyên tắc tập trung thiếu dân chủ, vi phạm dân chủ, không dân chủ, dân chủ hình thức thì tập trung chỉ là quan liêu. thì Đảng có nguy cơ biến thành một tổ chức bè phái, đóng cửa, xa rời quần chúng, mất khả năng giáo dục đảng viên thành những chiến sĩ tiên phong, tự giác. Tập trung dân chủ chính là điều kiện đảm bảo cho tổ chức đảng cố kết về mặt tổ chức, thống nhất ý chí, thống nhất hành động; đồng thời, phát huy sáng kiến và tính tích cực sáng tạo của mọi đảng viên và tổ chức đảng. Nghị quyết ¬Trung ương sáu (lần 2) khoá VIII nhấn mạnh: “Giữ vững chế độ sinh hoạt định kỳ của các tổ chức Đảng, mở rộng dân chủ, khuyến khích tranh luận thẳng thắn; tôn trọng, tập hợp và xem xét để tiếp thu ý kiến đúng đắn của các cấp uỷ viên và đảng viên ¬trước khi quyết định… Khi có ý kiến khác nhau phải thảo luận kỹ, đối với những vấn đề quan trọng phải biểu quyết, khi cần, phải điều tra khảo sát, làm thí điểm rồi kết luận; đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số có quyền báo cáo lên cấp trên”. Nghị quyết ¬Trung ương 4, khoá XI xác định phải “phát huy dân chủ thật sự trong Đảng, thực hiện nghiêm túc Quy chế chất vấn trong Đảng, nhất là chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và cấp ủy các cấp. Đổi mới cách lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá, nhận xét cán bộ theo hướng mở rộng đối tượng tham gia”. Nh¬ư vậy, Đảng sẽ khắc phục ¬được tệ quan liêu, gia tr¬ưởng, độc đoán, chuyên quyền, đồng thời khắc phục được tình trạng dân chủ quá trớn, dân chủ vô chính phủ, dân chủ không có lãnh đạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở để giữ vững và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, là điều kiện đảm bảo cho sự thống nhất về mặt chính trị, t¬ư tưởng ¬được trở thành hiện thực bằng sự thống nhất về mặt tổ chức. Đồng thời, nó còn là tiêu chuẩn để phân biệt giữa Đảng Cộng sản chân chính với các đảng cơ hội, cải l¬ương và là thước đo tính đảng của ng¬ười đảng viên cộng sản chân chính với các phần tử tự do, vô chính phủ, kém tính tổ chức, tính kỷ luật. Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được trải nghiệm qua thực tiễn của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lúc thuận lợi cũng như¬ lúc khó khăn, thời bình cũng như thời chiến, khi chưa có chính quyền cũng như khi đã có chính quyền… Trong mọi điều kiện, Đảng ta luôn là một khối đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động. Hiện nay, Đảng ta là Đảng cầm quyền lãnh đạo công cuộc đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tham gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, thực hiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, trong điều kiện tình hình thế gi¬ới có nhiều diễn biến phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen nhau, kẻ thù luôn tìm mọi cách để chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng trong đó đòi từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, xa rời quần chúng,… rơi vào cái bẫy “dân chủ hoá, công khai hoá” và “đa nguyên, đa đảng”, làm rối loạn và đi đến làm cho Đảng tan dã nhanh chóng và mất dân chủ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng, phân liệt của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện nay mà Đảng Cộng sản Liên xô cũ đã mắc phải trong công cuộc cải tổ đất nước. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng và hoạt động của Đảng là tất yếu khách quan, là cơ sở vững chắc bảo đảm cho Đảng đứng vững trong sự nghiệp lãnh đạo đất n¬ước. Không thể có sự tồn tại vai trò lãnh đạo của một Đảng Cộng sản, nếu Đảng đó từ bỏ, phủ nhận, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ và từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ là phủ nhận Đảng từ bản chất. Đảng sẽ trở thành một thứ câu lạc bộ, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cơ hội ngóc đầu dậy và cuối cùng làm tan dã Đảng về tổ chức. “Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, hễ xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng sẽ trở thành một thứ câu lạc bộ, mở đường cho chủ nghĩa cơ hội, bè phái vô chính phủ đủ loại, cuối cùng đưa đến chỗ tan dã Đảng về mặt tổ chức, cũng chính là thủ tiêu bản thân Đảng” Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn của Đảng. Sức mạnh của nó được biểu hiện trực tiếp ở hoạt động của các tổ chức đảng, nhất là tổ chức cơ sở và mỗi cán bộ đảng viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét