Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

THỰC CHẤT GỌI LÀ "BÁO CÁO TỰ DO TÔN GIÁO" HÀNG NĂM CỦA BỘ NGOẠI GIAO MỸ

           Báo cáo "về tự do tôn giáo quốc tế hàng năm" của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là văn bản do Văn phòng tôn giáo - cơ quan trực thuộc bộ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ soạn thảo để ngoại trưởng Mỹ trình Quốc hội (hạ viện) vào tháng 9 hàng năm, làm cơ sở ban hành dự luật về tình hình vi phạm tự do tôn giáo của các nước, vùng lãnh thổ, để khuyến nghị Tổng thống ban hành các Sắc lệnh trừng phạt về kinh tế, chính trị, ngoại giao.

KHÔNG THỂ DÂN SỰ HÓA QUÂN ĐỘI

Khảng định rõ ràng và chắc chắn rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam là tất yếu khách quan, không thể dân sự hóa quân đội, phi chính trị hóa quân đội.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG MỖI TỔ CHỨC

Thi đua là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp cách mạng tích cực, một nghệ thuật chỉ đạo để động viên trí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hành động của đông đảo mọi người thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao; là trường học thực tiễn sinh động để giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo nên con người mới vừa “hồng” vừa “chuyên” trong mỗi tổ chức; là biện pháp góp phần củng cố, xây dựng các tổ chức vững mạnh. Điển hình tiên tiến là đặc trưng của phong trào thi đua trong mỗi tổ chức, đây là những tập thể, cá nhân có ý chí quyết tâm cao, có hành động tích cực, có thành tích tiêu biểu trên một hoặc nhiều mặt, có thể nêu gương để toàn thể học tập, noi theo. Việc xây dựng điển hình tiên tiến là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, một biện pháp khích lệ mọi người chiếm đỉnh cao chỉ tiêu thi đua đạt và vượt các chỉ tiêu tiên tiến, thực hiện “lấy phong trào nuôi phong trào”, làm cho phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ, hiện thực hoá nhanh các chỉ tiêu thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cao nhất. Để xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong các tổ chức hiện nay, cần tập trung vào:
Một là, làm tốt việc lựa chọn, bồi dưỡng điển hình tiên tiến.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, PHÒNG, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ

            Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, phòng chống tham ô, lãng phí là kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; thu tinh hoa văn hoá nhân loại, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào điều kiện Việt Nam. Tư tưởng đó được thể hiện trên một số vấn đề sau: Theo Hồ Chí Minh: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải “xem đồng tiền bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia, sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân”[1]. Tiết kiệm là chi tiêu, sử dụng có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền của, thời gian, công sức nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định. Mục đích của tiết kiệm là để tích luỹ tiền của, thời gian, công sức cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống của bộ đội và nhân dân. tiết kiệm “không phải là lý luận cao xa” mà là hành vi trong thực tế của bộ đội và nhân dân  ta, tất cả mội người đều phải thực hành tiết kiệm và kết quả tiết kiệm của mọi người đều góp phần cho sự nghiệp cách mạng thắng lợi.