Ngày 25 tháng 12 năm 1944,
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cải trang dùng mưu tập kích diệt đồn
Phai Khắt (xã Tam Lộng, tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Tiếp đó,
ngày 26 tháng 12 năm 1944, Đội đánh tiêu diệt đồn Nà Ngần (cách Phai Khắt 15km
về phía đông bắc).
+
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19-12-1946), với tinh thần “Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh”, các chiến sĩ
vệ quốc quân, tự vệ và nhân dân Thủ Đô chiến đấu đánh địch rất dũng cảm. Nhiều
trận đánh quyết liệt đã diễn ra ở Bắc Bộ Phủ, nhà ga, cầu Long Biên, chợ Đồng
Xuân (Hà Nội).
+ Chiến thắng Việt Bắc năm
1947: Bộ Tổng chỉ huy sử dụng lực lượng chủ lực của Bộ và các khu cùng du kích 5
tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đánh bại cuộc tiến
công lớn của quân Pháp lên căn cứ Việt Bắc. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn
6.000 tên địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch;
làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và
phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan lãnh đạo và căn cứ địa kháng chiến.
+ Chiến thắng Biên Giới năm
1950: Ngày 16 tháng 9 năm 1950, quân ta đánh trận mở đầu, diệt cụm cứ điểm Đông
Khê. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 3 tháng 10 năm 1950 địch vội cho quân ở
Cao Bằng rút chạy, đồng thời huy động quân ở Thất Khê lên ứng cứu. Bộ đội ta
liên tiếp đánh chặn. Kết thúc chiến dịch Biên Giới, ta đã loại khỏi vòng chiến
đấu gần 10 tiểu đoàn địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh;
giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở thông giao
lưu quốc tế.
+ Chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ năm 1954: Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công
lần thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm
Him Lam, Độc Lập, bức quân địch ở Bản Kéo đầu hàng, mở thông cửa vào trung tâm
Tập đoàn cứ điểm. Ngày 30 tháng 3 năm 1954, ta mở đợt tiến công lần thứ 2 diệt
các cứ điểm phía Đông. Ngày 1 tháng 5 năm 1954, đợt tiến công thứ 3 bắt đầu;
quân ta lần lượt đánh chiếm các cứ điểm phía đông và phía tây, bẻ gãy các cuộc
phản kích của địch. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, bộ đội ta tổng công kích tiêu diệt
toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ.
+ Đánh bại cuộc chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc (7-2-1965 - 1-11-1968): Ngày 7 tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ chính thức
phát động chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải
quân. Mở đầu là chiến dịch “Mũi lao lửa” và từ ngày 2 tháng 3 năm 1965 mở chiến
dịch “Sấm rền” đánh phá liên tục miền Bắc. Quân và dân miền Bắc xây dựng và
phát triển lực lượng phòng không, phòng thủ bờ biển của ba thứ quân, tổ chức
phòng tránh và đánh trả có hiệu quả; bắn rơi 3.243 máy bay, bắn chìm, bắn cháy
143 tàu chiến, tàu biệt kích… Bị thất bại trên cả hai miền Nam - Bắc, ngày 31
tháng 3, Mỹ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 1
tháng 11 năm 1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá
miền Bắc.
+ Chiến thắng Bình Giã
(2-12-1964 - 3-1-1965): Quân ta đã đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết
xa vận, làm tan rã hầu hết lực lượng dân vệ; phá vỡ nhiều ấp chiến lược, giải
phóng Phò Trì ven biển Hàm Tân, đảm bảo căn cứ tiếp nhận vũ khí của miền Bắc bằng
đường biển, mở rộng căn cứ tỉnh Bình Thuận… Đánh dấu sự thất bại của Mỹ - ngụy
trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
+ Chiến thắng Núi Thành
(26-5-1965): Trận tập kích của Đại đội bộ binh 2 (Tiểu đoàn 70) và 12 chiến sĩ
đặc công thuộc Đại đội 16 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam, đánh một đại đội
lính thủy đánh bộ Mỹ ở Núi Thành. Trận Núi Thành mở đầu phong trào đánh Mỹ của
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, ngay khi đế quốc Mỹ bắt đầu thực hiện chiến
lược “Chiến tranh cục bộ”. Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 đã được Đảng và Bác Hồ tặng
tám chữ vàng: “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.
+ Chiến thắng Vạn Tường (18
- 19-8-1965): Trận chống càn của Trung đoàn bộ binh 1 (Sư đoàn 2) chủ lực khu 5
phối hợp với Đại đội 21 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi đã đánh bại cuộc hành
quân “Tìm diệt” quy mô lớn của quân viễn chinh Mỹ.
+
Chiến dịch Plây Me (19-10 - 26-11-1965): Bộ đội ta tiến công cứ điểm Plây Me,
buộc quân địch ra ứng cứu. Ta đánh quân tiếp viện của địch ở thung lũng Ia
Đrăng, buộc quân Mỹ phải vào ứng cứu. Quân ta tập kích đánh phủ đầu diệt quân
Mỹ. Sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ cơ động bằng máy bay lên thẳng lần đầu tiên
xuất hiện ở miền Nam đã bị đánh bại.
+ Cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu Thân 1968: Ngày 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, quân và dân
miền Nam đồng loạt tiến công kết hợp với nổi dậy ở 4 thành phố, 37 thị xã và
hàng trăm quận lỵ, thị trấn, tập trung đánh vào sào huyệt cơ quan đầu não của
địch, tiến công hàng loạt căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng, kho tàng và hệ
thống giao thông của chúng. Ở Sài Gòn - Gia Định, ta tiến công nhiều mục tiêu
quan trọng: tòa đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ tổng tham mưu ngụy, Tổng nha cảnh
sát, Đài phát thanh Sài Gòn… Ở Huế, ta đánh chiếm 39 mục tiêu quan trọng, làm
chủ hầu hết thành phố và chốt giữ 25 ngày đêm.
Phối hợp với mũi tiến công
quân sự, nhân dân nhiều vùng nông thôn và đô thị đã nổi dậy diệt ác, trừ gian,
giải tán dân vệ, phá vỡ hàng rào “ấp chiến lược”, giành quyền làm chủ; làm phá
sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược
của chúng, buộc chúng phải “xuống thang chiến tranh”.
+ Chiến dịch Đường 9 - Nam
Lào (30-1 - 23-3-1971): Chiến dịch phản công của Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam phối hợp với lực lượng cách mạng Lào đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719”
của quân đội Sài Gòn được Mỹ yểm trợ hỏa lực ở khu vực Đường 9 - Nam Lào. Ngay
từ đầu, địch đã bị ta chặn đánh. Lực lượng tại chỗ của ta phối hợp chặt chẽ với
các lực lượng Pathet Lào đã liên tiếp tiến công địch. Sau hơn 1 tháng chiến
đấu, đến tháng 3 năm 1971, bộ đội ta chuyển sang tiến công trên toàn mặt trận,
bao vây, truy kích tập đoàn quân địch ở Bản Đông, tiêu diệt nhiều quân địch.
+ Trên chiến trường miền
Nam năm 1972: Bộ đội ta mở các cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường Trị
- Thiên, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Khu 5 và Nam Bộ. Kết quả, ta
giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị, phần lớn tỉnh Kon - Tum, Bắc Bình Định, một khu
vực rộng lớn các tỉnh Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, một số vùng ở đồng bằng
Sông Cửu Long và Khu 5, giải phóng và giành quyền làm chủ hơn 1 triệu dân.
+ Quân và dân miền Bắc đánh
bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (6-4-1972 -
15-1-1973): Bắt đầu bằng chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ I (6-4 - 22-10-1972) đế quốc
Mỹ lại huy động lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh
phá miền Bắc với quy mô lớn, ác liệt hơn lần trước. Quân và dân miền Bắc đã
nhanh chóng chuyển mọi hoạt động vào thời chiến với tinh thần chiến đấu dũng
cảm và cách đánh mưu trí, sáng tạo.
Đêm ngày 18 tháng 12 năm
1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn
nhất, mang tên “chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II” vào miền Bắc. Chúng tập trung một
số lượng lớn máy bay, chủ yếu là B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu
vực quan trọng trên miền Bắc. Một lần nữa, quân dân miền Bắc anh dũng chiến
đấu, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của địch, làm nên chiến
thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Ngày 15 tháng 1 năm 1973, Mỹ buộc
phải tuyên bố chấm dứt mọi hành động ném bom, bắn phá miền Bắc và ngày 27 tháng
1 năm 1973 ký Hiệp định Pari về Việt Nam.
+ Đại thắng mùa Xuân năm
1975: Ngày 4 tháng 3 năm 1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên. Sau một số
trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11 tháng 3 năm 1975, quân
ta tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp thành, giải phóng thị xã Buôn Ma
Thuột.
Ngày 5 đến ngày 26 tháng 3 năm 1975, ta mở chiến dịch Trị
Thiên - Huế. Sau hơn 20 ngày chiến đấu, ta giải phóng Thừa Thiên - Huế, tiếp đó
giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (25-3). Từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 3 năm 1975, ta
phát triển tiến công giải phóng Đà Nẵng.
Phối hợp với chiến dịch Trị
Thiên - Huế và chiến dịch Đà Nẵng, từ Tây Nguyên bộ đội ta tiến xuống hỗ trợ
lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương giải phóng các tỉnh Bình Định
(1-4-1975) Phú Yên (1-4-1975) và Khánh Hoà (3-4-1975).
Trên cơ sở những thắng lợi
có ý nghĩa quyết định, ngày 26 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị quyết định mở
Chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.
Ngày 26 tháng 4, quân ta
bắt đầu nổ súng tiến công mạnh và đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến
phòng thủ vòng ngoài của địch. 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, cờ Tổ
quốc tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập, đánh dấu thời điểm lịch sử
thiêng liêng. Sài Gòn được giải phóng, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
+ Đánh thắng trong hai cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc:
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
của nhân dân Việt Nam ở biên giới Tây Nam chống Khơ-me Đỏ xâm lược (30-4-1977 -
7-1-1979). Từ ngày 30 tháng 4 năm 1977, Khơ-me Đỏ phát động chiến tranh xâm
lược nước ta, thường xuyên tiến hành các hoạt động xâm nhập, pháo kích, lấn
chiếm biên giới, giết chóc người dân, đốt phá làng mạc. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, quân và dân ta thực hiện quyền tự vệ chính đáng đã kiên quyết đánh trả,
đẩy quân Khơ-me Đỏ ra khỏi biên giới. Đồng thời, theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn
kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng lực lượng
vũ trang của Mặt trận tiến hành phản công giải phóng thủ đô Phnôm-pênh và toàn
bộ đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi bọn diệt chủng, xây dựng lại đất nước, trên
cơ sở đó củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979,
cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã diễn ra trên tuyến biên giới phía Bắc. Trên
các hướng, dựa vào thế trận đã chuẩn bị sẵn, các lực lượng vũ trang địa phương,
dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân
tộc vùng biên giới đã dũng cảm chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng
liêng của Tổ quốc. Đến ngày 16 tháng 3 năm 1979 chiến sự kết thúc.
Thật vinh dự và tự hào khi được học tập và công tác trong quân đội anh hùng.
Trả lờiXóa