Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA - Ý NGHĨA ĐỐI VỚI PHÒNG, CHỐNG ÂM MƯU "PHI CHÍNH TRỊ HÓA" QUÂN ĐỘI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY

         
Dưới sự lãnh đạo tài tình, kiệt xuất của V.I.Lê-nin và Đảng Cộng sản Bôn sêvich. Cách mạng tháng Mười Nga đã bùng nổ và giành thắng lợi, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, kỷ nguyên sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thiết lập nên chủ nghĩa xã hội.
           Lê nin từng khảng định rằng: Từ nay một giai đoạn mới mở ra trong lịch sử nước Nga, và cuộc cách mạng này, cuộc cách mạng thứ ba ở nước Nga, rốt cuộc phải dẫn đến thắng lợi của chủ nghĩa xã hội[1].

         Ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của cách mạng tháng Mười, đã phản ánh cuộc đấu tranh không khoan nhượng của giai cấp vô sản, nông dân lao động chống lại các giai cấp bóc lột phản kháng lại, chống các đảng dân chủ - lập hiến, Menshevik và xã hội chủ nghĩa - cách mạng cánh hữu phản cách mạng; bóc trần tính chất tiểu tư sản của Đảng xã hội chủ nghĩa - cách mạng cánh tả, tính chất đế quốc chủ nghĩa của chiến tranh, bản chất phản nhân dân của Chính phủ lâm thời do Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng Menshevik đứng đầu.
             Thật vậy, Trong bài "Về những ảo tưởng lập hiến", V.I.Lê-nin đã vạch rõ thực tế chính quyền trong nước đã chuyển vào tay thế lực phản cách mạng, vào tay bè lũ quân phiệt.
              Và sau thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, bắt đầu một giai đoạn mới.
           Đó là giai đoạn đấu tranh của đảng Bolshevik và của nhân dân xô-viết chống lại những phần tử hữu khuynh cơ hội chủ nghĩa Mensevich và chống những người cộng sản cánh tả”, phản bác lại quan điểm phủ nhận thành quả cách mạng tháng Mười:
            Lúc bấy giờ, một số người theo chủ nghĩa chống cộng như nhà văn Ivan Shmelev gọi đó là "cuộc tàn sát" hoặc Vasili Rozanov gọi là "Vụ cướp bóc" hoặc một số con chiên của Giáo hội Chính Thống giáo Nga coi cách mạng tháng Mười như "một ngày quốc tang".
          Vấn đề lúc này, cần phải nhận diện, đấu tranh vạch trần, phơi bày tính chất phản động của các thế lực thù địch và khẳng định rõ rằng, cuộc cách mạng ấy diễn ra là tất yếu và trong thời điểm lịch sử đó, không ai ngoài những người Bolshevik có thể giữ vững được chính quyền và đánh bại những biến thể phản động, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (b) Nga.
            Do kết quả của Cách mạng tháng Mười, hiện thân là Liên bang Xô viết, thế giới đã phân chia thành hai ý thức hệ đối lập nhau là tư sản và vô sản.
         Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời, như cái gại trong mắt của bọn tư sản. Chúng điên cuồng tìm mọi phương cách, thủ đoạn để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực. Đặc biệt trong khi nước Nga đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì các phần tử bạch vệ với sự giúp sức của 14 nước đế quốc đã ra sức lật đổ chính quyền Xô Viết non trẻ.
         Không từ bỏ âm mưu của mình, bằng chiến lược ngăn chặn, vượt lên ngăn chặn và "diễn biến hòa bình", các thế lực thù địch ra sức tạo dựng lực lượng đối lập, bất đồng chính kiến, chống phá chủ nghĩa Mác-lênin, triệt để khai thác mâu thuẫn nội bộ, lợi dụng những thiếu sót, khuyết điểm của chủ nghĩa xã hội để phê phán, kết hợp với bốn mũi nhọn tiến công "dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền" để thọc thủng, phá vỡ nền tảng tư tưởng vô sản.
          Thực tiễn cho thấy, ở những năm 80 của thế kỷ XX lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội làm tươi sống tư tưởng cơ hội xét lại của bọn Bestanh, Cauxky, đòi tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi “phi chính trị hóa"…, dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông âu sụp đổ nhanh chóng mà kẻ địch, không tốn lấy một viên đạn vẫn đạt được mục đích của chúng.
          Đó là bài học đắt giá nhắc nhở chúng ta không bao giờ mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. 
           Đối với cách mạng Việt Nam, trong chiến lược "diễn biến hòa bình" các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị đang chống phá ngày càng quyết liệt, tinh vi, xảo quyệt hơn, nhất là, âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội hiện nay.
        Để phòng, chống có hiệu quả âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội, theo tinh thần của cách mạng tháng mười Nga, cần coi trọng thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp đó là:
          Một là, tiếp tục giáo dục chủ nghĩa Mác-lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.
          Chủ nghĩa Mác-lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân là cơ sở khoa học đúng đắn, là cẩm nang vũ khí sắc bén để mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng đấu tranh có hiệu quả với âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội của các thế lực thù địch.
          Cần thống nhất nhận thức rằng, quân đội là một hiện tượng chính trị - xã hội, công cụ bạo lực của một giai cấp, một nhà nước nhất định nhằm mục đích phục vụ lợi ích của giai cấp, nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó. Không có quân đội nào đứng ngoài chính trị. Do đó, quân đội nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp và mang bản chất giai cấp đã tổ chức ra nó.
           Vì vậy, quân đội của giai cấp vô sản phải do chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo là tất yếu khách quan. Lênin dứt khoát khẳng định rằng "Hiện nay cũng như trước kia và sau này, quân đội sẽ không bao giờ có thể trung lập được"[2]. Do đó, tiếp tục giáo dục chủ nghĩa Mác-lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng  là vấn đề coi lõi không thể xem nhẹ.
Hai là, nhận diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn “phi chính trị” của các thế lực thù địch, xây dựng bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
        Đây được xem là một biện pháp phòng, chống có hiệu quả, sát thực tiễn.
        Các thế lực thù địch luôn xác định "phi chính trị hóa" quân đội là mục tiêu xuyên xuyên suốt làm cho quân đội ta xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, mất dần bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, biến chất, dẫn đến chao đảo mất phương hướng, mục tiêu chiến đấu.
          Mà quả thực, hiện nay chúng đang tập trung công kích phá hoại trận địa tư tưởng của Đảng, đưa ra chủ thuyết "quân đội nhân dân Việt Nam chỉ phục vụ tổ quốc, phục vụ đồng bào và chủ quyền quốc gia", “quân đội là của toàn xã hội”, một "lực lượng trung lập” đứng ngoài giai cấp, đứng ngoài chính trị, "quân đội chỉ là công cụ của quốc gia, dân tộc" và “bảo vệ lợi ích toàn dân tộc”… nhằm tước bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội, làm cho quân đội ta đứng ngoài chính trị “tự diễn biến” và bị “vô hiệu hóa”, thực chất là chuyển đổi lập trường chính trị giai cấp
           Với phương thức tác động, thủ đoạn vận dụng linh hoạt, biện pháp phi chính trị là chủ yếu, lợi dụng phương tiện thông tin, trang mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc, phát tán hình ảnh quân nhân vi phạm kỷ luật, viết “lời kêu gọi”, “bức thư ngỏ”, “những phát biểu”, “kiến nghị”, “hồi ký”, ca ngợi tư tưởng, chế độ ngụy quân, ngụy quyền, lối sống quân đội tư sản…
         Do đó, để nâng cao khả năng “tự vệ” trước những thủ đoạn, luận điệu ấy, đòi hỏi, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, xây dựng niềm tin vào sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vào sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, sự tất thắng của quân đội.
 Ba là, xây dựng các tổ chức trong quân đội, trước hết là tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.
Xây dựng các tổ chức vững mạnh là biện pháp hữu hiệu để phòng, chống  âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Sức mạnh của giai cấp công nhân là ở tổ chức. Không có tổ chức quần chúng giai cấp vô sản không là cái gì hết. Được tổ chức, giai cấp vô sản sẽ là tất cả”[3], “Trong cuộc đấu tranh để giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là sự tổ chức”[4].
Xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội trong sạch vững mạnh là vấn đề then chốt, trước hết xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, bảo đảm cho quân đội luôn trung thành với Đảng, với tổ quốc và nhân dân.
Quá trình xây dựng tổ chức phải coi trọng và thực hiện nghiêm túc, triệt để Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mỗi tổ chức đảng, coi trọng việc làm theo, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo yêu cầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về công tác xây dựng Đảng.
Chống mọi hiện tượng tiêu cực tập thể, sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, dưới mọi biểu hiện hạ thấp vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, không để cám dỗ bởi lối sống thực dụng; luôn cảnh giác cách mạng không để kẻ thù lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo làm biến chất đội ngũ cán bộ quân đội về chính trị, mà trượt sang quỹ đạo chính trị của quân đội tư sản.
        Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga về đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực phản cách mạng để bảo vệ thành quả cách mạng không phải nằm trên giấy, mà vẫn đang kể chuyện và là hiện thực đấu tranh giai cấp hiện nay, chúng ta luôn cảnh giác, đấu tranh không khoan nhượng với những âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội.



[1] V.I. Lênin, Toàn tập, tập 35, Nxb CTQG, 2005, tr.2
[2]V.I. Lênin, Toàn tập, tập 12, Nxb TBM, 1979, tr.69
[3] V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tËp 14, tr.163.
[4] V. I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, Tập 8, tr. 490.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét