NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KIÊN QUYẾT BÁC BỎ ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
Đa nguyên chính trị là gì? Đó là hệ thống chính trị- xã hội với cơ cấu
các tổ chức chính trị- xã hội bao gồm cả các đảng phái chính trị đối lập được
hoạt động hợp pháp tạo thành thiết chế và cơ chế chính trị của xã hội. Nói cách
khác, đa nguyên chính trị nghĩa là đa đảng đối lập (các đảng đối lập được hoạt
động hợp pháp).
Xét về cấu
trúc hệ thống chính trị đa nguyên (đa nguyên chính trị) bao gồm:
- Đảng chính
trị của giai cấp cầm quyền.
- Nhà nước
do giai cấp thống trị tạo ra.
- Các tổ
chức, đoàn thể chính trị- xã hội do giai cấp thống trị tạo nên.
- Các lực
lượng chính trị trung gian.
- Các Đảng
đối lập và các tổ chức chính trị- xã hội khác đi liền với các Đảng đó (được
hoạt động hợp pháp).
Việc hình
thành thiết chế, cơ chế chính trị đa nguyên, trên thực tế là tuỳ thuộc vào điều
kiện lịch sử cụ thể. Thực tế đó suy đến cùng là do đặc điểm, tính chất của cơ
cấu xã hội- giai cấp, tương quan so sánh lực lượng và kết quả của cuộc đấu
tranh giai cấp sinh ra. Ở các nước TBCN, việc hình thành hệ thống chính trị đa
nguyên không phải do giai cấp tư sản tự nguyện tạo nên mà đó là kết quả phản
ánh tính phức tạp, đối kháng của cơ cấu xã hội- giai cấp đa dạng trong lòng xã
hội tư bản và tương quan so sánh lực lượng giữa các lực lượng chính trị; Đây là
thành quả đấu tranh của giai cấp công nhân, các Đảng cộng sản, sự phát triển
mạnh mẽ của các phong trào xã hội trong xã hội tư bản, buộc giai cấp tư sản
phải thừa nhận vai trò ảnh hưởng và sự hoạt động hợp pháp của lực lượng chính
trị đối lập.
Đối với nước
ta hiện nay, không có cơ sở khách quan và sự cần thiết phải thiết lập nên hệ
thống chính trị đa nguyên. Vai trò lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN đối với xã hội đó
là sứ mệnh lịch sử mà dân tộc ta đã trao
cho Đảng, là sự tin tưởng của toàn dân đối với Đảng, là uy tín chính trị của
Đảng trước dân tộc, đồng thời là kết quả hy sinh phấn đấu không mệt mỏi của
biết bao thế hệ đảng viên và quần chúng cách mạng vì lý tưởng độc lập dân tộc
và CNXH. Vai trò lãnh đạo của Đảng không chỉ là hiện thân những thành quả đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở nước ta từ khi có ĐCSVN, mà còn là ý chí,
nguyện vọng, mong muốn của đại đa số nhân dân lao động nước ta. Thực tế lịch sử
dân tộc ta từ khi ĐCSVN bước lên vũ đài chính trị đã chứng tỏ, ĐCSVN là chính
đảng duy nhất đã tổ chức, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách
mạng, giành độc lập tự do cho dân tộc, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH, phù hợp với xu thế thời đại và có đủ trí tuệ,
năng lực lãnh đạo toàn dân tộc xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thực tế cách
mạng nước ta từ khi có Đảng đến nay cũng chứng tỏ, đại đa số nhân dân ta, không
phân biệt các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân
sĩ... đã tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy các truyền thống quý báu của dân
tộc đứng lên chống đế quốc phong kiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những
thành quả cách mạng. Trái lại, các thế lực chính trị phản động, đại biểu cho
lợi ích của giai cấp bóc lột, đã ôm chân đế quốc, thực dân, cam tâm làm tay sai
cho chúng chống lại dân tộc, đã bị nhân dân ta phỉ nhổ và đánh đổ, loại bỏ khỏi
đời sống xã hội. Vì vậy, không vì lẽ gì mà Đảng ta, nhân dân ta lại chấp nhận
cái gọi là đa nguyên chính trị, phục hồi và cho phép chúng trở lại chống phá
cách mạng, nhân dân và dân tộc, đưa vận mệnh và tương lai dân tộc vào tay các
thế lực xấu xa đó. Cả lý trí và tình cảm, cả lương tâm và trách nhiệm, không
cho phép một thế lực nào xâm phạm đến
lợi ích chính đáng của nhân dân, chà đạp lên sự hy sinh chồng chất của các thế
hệ người Việt Nam yêu nước thương nòi vì sự trường tồn và phát triển của dân
tộc. Chấp nhận đa nguyên chính trị, là ảo tưởng về chính trị, là sa vào mưu kế
hiểm độc của kẻ thù, là sự từ bỏ sự nghiệp, lý tưởng và lợi ích của giai cấp và
dân tộc.
Đảng ta và
nhân dân ta không chấp nhận đa nguyên chính trị còn xuất phát từ bản chất của
chế độ xã hội XHCN, từ sự sống còn của chế độ XHCN. Giữ vững vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với xã hội là nhân tố quyết định đảm bảo cho đất nước đi lên CNXH;
cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, của Đảng cộng sản;
bảo đảm cho bản chất chế độ dân chủ XHCN, cho quyền làm chủ thật sự của nhân
dân, quyền lực thuộc về nhân dân, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính
nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước XHCN, xứng đáng là Nhà nước của dân, do dân
và vì dân; bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và triệt để của cuộc cách mạng XHCN.
Đó còn là bài học xương máu rút ra từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
Chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đó là sự mở đầu của mất ổn định
chính trị, làm suy yếu và xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, dẫn đến sự sụp đổ
của chế độ XHCN, đưa đất nước trở lại quĩ đạo TBCN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét