Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KIÊN QUYẾT BÁC BỎ ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KIÊN QUYẾT BÁC BỎ ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 

Đa nguyên chính trị là gì? Đó là hệ thống chính trị- xã hội với cơ cấu các tổ chức chính trị- xã hội bao gồm cả các đảng phái chính trị đối lập được hoạt động hợp pháp tạo thành thiết chế và cơ chế chính trị của xã hội. Nói cách khác, đa nguyên chính trị nghĩa là đa đảng đối lập (các đảng đối lập được hoạt động hợp pháp).
Xét về cấu trúc hệ thống chính trị đa nguyên (đa nguyên chính trị) bao gồm:
- Đảng chính trị của giai cấp cầm quyền.
- Nhà nước do giai cấp thống trị tạo ra.
- Các tổ chức, đoàn thể chính trị- xã hội do giai cấp thống trị tạo nên.
- Các lực lượng chính trị trung gian.
- Các Đảng đối lập và các tổ chức chính trị- xã hội khác đi liền với các Đảng đó (được hoạt động hợp  pháp).

Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 

Chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ mọi quy luật trong lĩnh vực xã hội muốn biến thành hiện thực đều phải thông qua hoạt động tự giác của con người. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Đảng cộng sản có vai trò quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.