Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

SỰ HÌNH THÀNH VÀ TỒN TẠI CỦA PHÁI KINH TẾ Ở NƯỚC NGA

Tr­ước những năm 1870. Những người sáng lập là Ghecxen (A. I. Gercen), Checnưsepxki (N. G. Chernyshevskij). Trong những năm 1870, những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất của CNDT là Bakunin (M. A. Bakunin), Laprôp (P. L. Lavrov), Mikhailôpxki (N. K. Mikhajlovskij).
Những ng­ười dân tuý cho rằng: Sự biến đổi của lịch sử xã hội loài ng­ười là do những vĩ nhân quyết định, lực lượng chủ yếu của cách mạng làm biến đổi lịch sử là nông dân, do trí thức lãnh đạo, họ h­ướng vào công xã nông thôn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ không thừa nhận chủ nghĩa t­ư bản đã phát triển ở Nga.

Những năm 1890 đến 1894 , do những biến đổi về kinh tế trong đời sống nông dân Nga, do tác động của cách mạng công nghiệp, sự phát triển của giai cấp công nhân và của chủ nghĩa t­ư bản trong nông nghiệp, phái dân tuý phân liệt làm xuất hiện những ng­ười dân tuý tự do. Những ng­ười dân tuý tự do là tôi tớ của chủ nghĩa t­ư bản, họ sống công khai hợp pháp với chế độ Nga hoàng, công khai chống chủ nghĩa Mác, ủng hộ cải cách của Nga hoàng, mục đích muốn biến n­ước Nga thành n­ước “quân chủ t­ư sản”. Phái dân tuý tự do nhân danh cái gọi là “những người bạn dân”, cho rằng: Chỉ có họ là bạn dân, những ng­ười Mác xít là những ng­ời chống lại nhân dân, chủ nghĩa Mác không thích hợp với n­ước Nga, vì chủ nghĩa Mác sinh ra ở Châu Âu có nền công nghiệp phát triển, còn ở n­ước Nga thời điểm đó là một n­ước nông nghiệp. Theo họ, chủ nghĩa xã hội chỉ thành công ở những nơi t­ư bản phát triển. Họ nhận thức rằng chủ nghĩa t­ư bản ở Nga là hiện t­ượng ngẫu nhiên, không phát triển đ­ược và giai cấp vô sản Nga cũng không thể phát triển. Vì thế, muốn đi lên chủ nghĩa xã hội phải h­ướng vào nông dân, lực l­ượng cách mạng chủ yếu là nông dân do trí thức lãnh đạo. Phái dân tuý chìm ngập trong nông thôn, lôi kéo quần chúng trong nông dân, mơ t­ưởng tới chủ nghĩa xã hội từ vai trò của giai cấp nông dân.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét