MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
BẰNG VŨ KHÍ CÔNG
NGHỆ CAO
Theo định
nghĩa của tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) công nghệ cao
là công nghệ mang lại chất lượng đặc biệt mà không thể dùng số lượng nhiều để
thay thế, sản phẩm của công nghệ cao chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, hiệu quả
và tính cạnh tranh lớn[1]
Công nghệ
cao quân dụng bao gồm công nghệ điện tử, trí năng nhân tạo và máy tính thế
hệ mới, lade, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học, năng lượng mới và vật liệu
mới, với đặc trưng lớn nhất là tăng gấp bộ hiệu xuất vũ khí trang bị tính đổi
mới nhan, sản phẩm có vòng đời ngắn, giá cả giảm nhanh, tính cạnh tranh cao,
tính tự động hoá và trí năng hoá cao, tính thời hiệu[2]
Thuật ngữ
chiến tranh công nghệ cao đã được các nhà lý luận, lãnh đạo chỉ huy quân sự
chấp nhận và được khái niệm
chiến tranh công nghệ cao: là cuộc chiến tranh vũ
khí phương tiện công nghệ cao được sử dụng phổ biến, hoặc chúng là vũ khí
phương tiện chủ yếu, có tác dụng quyết định việc thực hiện các nhiêm vụ tác
chiến; Chiến tranh công nghệ cao là cuộc chiến tranh trong đó thông tin vừa là
vũ khí vừa là đối tượng tác chiến, chiến thắng chủ yếu bằng ưu thế thông tin,
ưu thế trí thức, lấy ưu thế về hàm lượng
công nghệ cao là vũ khí phương tiện và con người là cơ sở chủ yếu đẻ tìm và
tiến công vào khâu yếu nhất của đối phương; chiến tranh công nghệ cao là cuộc
chiến tranh có khả năng thực tế phát huy, tận dụng sức mạnh tổng hợp của các
lực lượng, phương tiện của các quân binh chủng tiến hành tác chiến liên hợp tất
cả các môi trường (không bộ biển, vũ trụ, điện từ trường, nhằm thực hiện các
nhiệm vụ tác chiến trong thời gian gắn nhất với hiệu xuất cao nhất
Đặc
trưng chủ yếu của vũ khí công nghệ cao:
Vũ khí
công nghệ cao có đặc tính độ chính sác cao, uy lực lớn, tầm hoạt động xa, có
thể hoạt động trong điều kiện tác chiến điện tử, thời tiết phức tạp, cả ngày và
đêm; một số loại vũ khí “tinh khôn”
“thông minh” có thể nhận biết địa hình, nhớ được toạ đọ và đặc điểm mục
tiêu, tự động tìm chọn và diệt mục tiêu, có khả năng linh hoạt thay đổi phương
án đánh.
Vũ khí
công nghệ cao gồm vũ khí huỷ diệt lớn (hạt nhân, hoá học, sinh học) vũ khí chế
tạo dựa trên nguyên lý kỹ thuật mới (vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí
chùm tia, vũ khí lade, vũ khí chùm hạt, pháo điện từ..máy bay tàng hình như
F-117A, B-2 của Mỹ; bom có điều khiển như: GBU-15 của Mỹ; tên lửa chống tăng
điều khiển dây “MAVERICK” , đất đối không điều khiển bằng truyền hình; đạn động
năng, Lade năng năng thấp làm loá mắt; Máy phát sóng hạ âm gây dao động công hưởng
các cơ quan nội tạng; tác nhân gây ngủ thẩm tháu qua da, đường hô hấp gây buồn
ngủ; Bọt Protin làm hạn chế tầm quan sát; Máy phát bức xạ định hướng các loại
bom thông thường khi phát nổ; xung điện từ phi hạt nhân; sóng Viba công xuất
lớn; Hoá chất làm giòn kim loại; Chất siêu ăn mòn; Chất giảm ma sát; chất kết
dính PLYME; các tác nhân kiẻm soat tâm lý tác động vào tâm lý và tiềm thức con
người làm thay đổi hành vi ứng sử, hoặc tâm lý”[3]
Đặc
điểm chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao.
Về thời
gian: hầu như không có thời kỳ đầu của chiến tranh. Ngay từ ngày đầu, giờ
đầu cuộc chiến tranh đã nổ ra với cường độ cao nhịp độ lớn, phạm vi rộng trên
quy mô cả nước bằng sức mạnh tổng hợp các lực lượng phương tiện, bên cạnh tiến
công sẽ tiến hành các hoạt động tác chiến đồng loạt, không leo thang “từng mức độ, từng khu vực” bên bị tiến
công buộc phải đưa tất cả các lực lượng, các khu vực trong toàn quốc chuyển
trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất và trực tiếp đối mắt với các cuộc tiến
công .
Thời gian
không kéo dài, trong chiến tranh vùng vịnh 19991 diễn ra trong 42 ngày (38
ngày không kích, 4 ngày tiến công trên bộ); chiến tranh nam tư 1999 78 ngày;
chiến tranh Apganixtan (2001) khoảng 2 tháng và chiến tranh Irắc (2003) gần 1
tháng cuộc chiến tranh tổng lực với vũ khí phương tiện công nghệ cao thường lấy
hiệu quả tác chiến, đánh nhanh, thắng nhanh làm tiêu chí quan trọng, mặt khác,
chiến tranh công nghệ cao cực kỳ tốn kém, do vậy không thể duy trì chiến tranh
dài; giảm thiểu chu kỳ trinh sát- tiến công , tiến tới trinh sát - tiến công
gần với thời gian thực; khả năng tung lực lượng lớn, có thể tiến hành nhanh từ
chính quốc tới khu vực với cự ly hành vạn km trong thời giai một số gời
Về
không gian tác chiến
Không
phân tuyến, không có quan niệm tiền tuyến hậu phương, phía trước phía sau. Mọi
mục tiêu ở mọi nơi đều có thể bị tiến công với nhịp độ cao, ác liệt, không thể
thực hiện tuần tự trong chi viện, Trung ương chi viện cho địa phương, hậu
phương chi viện cho tiền tuyến, lực lượng chiến lược chi viện cho chiến dịch,
chiến dịch chi viên cho chiến thuật
Tổ chức
đồng thời trên cả 5 môi trường, tác chiến với nhịp độ cao, các liêth đồng thời
diễn ra trên cả 5 môi trường, trên không, trên biển, từ vũ trụ, trên bộ, và
điện từ - mạng, trong mỗi môi trường lại thực hiện nhiều loại hình thức và thủ
đoạn tác chiến đa dạng.
Lực lượng phương tiện nhiệm vụ tác chiến.
Không
phân biệt quy mô lực lượng với nhiệm vụ tác chiến; Thực hiện nhỏ hoá, tinh
hoá lực lượng và phương tiện; Mật độ bố trí lực lượng phương tiện giảm nhưng khả
năng chiến đấu cao và phản ứng nhanh kịp thời; tiến công không trực
tiếp tiếp súc, chính xác, từ xa bằng các loại vũ khí công nghệ cao từ mặt đất, trên không trên biển và vũ trụ;
tác chiến vận động chủ yếu cơ động mạnh hơn cố thủ; không phân biệt tiến
công và phòng ngự; chiến tranh công nghệ cao chủ yếu dựa vào vũ khí phương tiện
công nghệ cao và tự động hoá trong chỉ huy, cơ chế chỉ huy theo hình mạng
(người chỉ huy cao nhất chiến trường có thể chỉ huy đếntừng phân đội, từng máy
bay, từng người lính); tăng tự động hoá, tàng hình hoá
Phương thức thủ đoạn tác chiến.
Phương tác chiến liên hợp là chính, tận dụng
hoả lực đường không chính sác đánh từ xa làm (mềm) chiến trường, làm (mù),
(điếc) đối phương trước khi tiến công trên bộ là thủ đoạn tác chiến chủ yếu;
tận dụng hoả lực đường không chính xác đánh từ xa. Hoả lực này tương đương hoả lực ngắm bắn trực tiếp nhưng có các ưu
điểm:
Không cần
đánh chiếm để cơ động triển khai hỏa lực, giữ bí mật bảo vệ trận địa bắn, vận
chuyển bảo đảm đạn dược, vật chất hậu cần..nhưng có thể tập trung nhan lực
lượng, phương tiện tạo mật độ hoả lực cần thiết, chuyển, cơ động nhanh hoả lực
trong phamk vi chiến trường, chủ động tiến lui phản ứng nhanh ở phạm vị chiến
trường, không phụ thuộc lực lượng có nặt
phía trước, giảm khả năng đánh trả đũa của đối phương, khắc phục được yếu tố
bất lợi của địa hình, rút ngắn thời gian
Phương tiện chỉ huy tác chiến.
Phương thức chỉ huy hình mạng đã thay kiểu chỉ
huy cây (thứ bậc). Tổng chỉ huy chiến trường có thể nắm, chỉ huy đến từng phân
đội. Cơ cấu chỉ huy đã hình thành một hệ lớn bao gồm nhiều hệ được số hoá, lấy
thông tin viễn thông để liên kết các tác chiến ở phạm vị toàn cầu, trong cả 5
môi trường, các chiến binh, các phân đội, các máy bay, tên lửa.. liên hệ với
chỉ huy cấp trên chủ yếu bằng vô tuyến viễn thông với việc hình thành các hệ
tác chiến bao gồm ô số hệ con và điều hành bằng máy tinh điện tử, các hoạt động
tác chiến sẽ rất năng động, kịp thời bảo đảm trinh sát và tiến công đồng thời
sự trợ giúp của hệ thống tự động hoá chỉ huy không những tăng khả năng kiểm
soát- chỉ huy mà còm giúp cho người chỉ huy chọn phương án tiến công tối ưu
nhất trong từng tình huống cụ thể.
Điều
kiện tác chiến.
Chiến
trường ngày càng trở nên trong suốt; ngày xuất hiện nhiều khí tài tring sát
hiện đại; quang học, điện quang, lade hồng ngoại, điện tử ân thanh chúng có độ
phân biệt cao, độ nhậy lới, cấu trúc nhỏ (như con sâu, con rệp..); các khí tài
trinh sát hoạt hoạt động đọc lập hoặc nắp giáp với nhau thành một hệ thống (bố trí trên vũ trụ, trên không, trên biển,
dưới biển, trên đất liền) liên kết với hệ thống máy tính, và các thiết bị
thể hiện bảo đảm có thể phát hiện các loại mục tiêu, nội dung thông tin, hành
vi của các lực lượng phương tiện
Ngày nay,
các mục tiêu ở trong hay ngoài công sự, đứng yên hay di động, đang hoạt động
hay chưa hoạt động, ban ngày hay ban đêm đều có thể bị đối phương phát hiện. Do
vậy, chiến trường đã có thể hầu như trở nên “trong xuốt” bên tiến công có thể nhận thấy các lực lượng phương
tiện và thậm chí những nội dung thông tin về chỉ huy của đối phương
Ít phụ thuộc vào địa hình, thời tiết, thời
gian ngày đêm; các vũ khí phương tiện công nghệ cao đã có thể hoạt động trong
mọi thời tiết, đêm ngày, các loại tên lửa, bom máy bay có thể bay theo địa hình
tiếp cận mục tiêu tiến công. khả năng vận tải đường không cho phép đổ bộ nhanh
hàng sư đoàn ở khu vực lựa chọn, bỏ qua các đèo núi. Đổ bộ đường biển bằng đệm
khí ít phụ thuộc vào mức nước thuỷ triều, địa hình ven bờ. Việc lợi dụng chướng
ngại vật tự nhiên (sông núi, ruộng nước, đầm lầy) đã kém phần hiệu quả. Trong
chiến tranh nam tư tập kích đường không chủ yếu được tiến hành vào ban đêm.
Giảm tổn
thất về con người; của bên tiến công. trước hết số thương vong giảm, điều này
giảm áp lực chống chiến tranh của nhân dân chính quốc, mặt khác bằng các đòn “phẫu thuật” chính xác kẻ tiến công có
thể che tính tàn bạo, dã man của vũ khí công nghệ cao đối với nhân dân thế giới.
Những
hạn chế của chiến tranh công nghệ cao
Các hãng
sản xuất luôn khuyếch trương tính năng kỹ chiến thuật của chúng, những kẻ hiếu
chiến luôn rêu rao tính toàn năng của chiến tranh công nghệ cao. trên thực tế,
chiến tranh công nghệ cao có mặt trái của nó trong đó có những điểm không thể
khắc phục
Tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.
Vũ khí
công nghệ cao hay gọi là vũ khí gì cũng không thể che đậy được hành động giết
người, phá huỷ vật chất, xâm lược, xâm phạm trắng trợn độc lập chủ quyền, tính
mạng tài sản và lòng tự tôn của một dân tộc, chính điều nay, chính điều này là
nguyên nhân chủ yếu khiến các cuộc chiến tranh xâm lược sớm muộn sẽ thất bại,
hành động trái đạo luật, lương tâm con người sẽ thổi bùng ngọn lửa căm thù, dấy
lên phong trào yêu nước của nhân dân bị xâm lược và làm run sợ ngay cả kẻ đi
xâm lược.
Văn minh
nhân loại thế kỷ 21 không chấp nhận chiến tranh xâm lược dù các mối quan hệ
quốc tế giữa các quốc gia còn nhiều khía cạnh tiêu cực nhưng nhân loại đang
hướng tới hoà bình hợp tác phát triển. Đó là xu hướng chính yếu và đang phát
triển. Các thế lực hiếu chiến không thể chặn sự phát triển của xu thế tất yêu
khách quan.
Chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao đòi hỏi yêu cầu cao
về chuẩn bị chiến trường, chủ yếu dựa vào thông tin.
Để vũ khí
công nghệ cao hoạt động được bên tiến công cần thu thập đủ thông tin các loại.
Nếu thông tin về mục tiêu luôn thay đổi, luôn được giữ mật và giả tạo hoặc một
yếu tố thông tin về mục tiêu không chính xác thì có thể làm bên tiến công tiêu
phí hàng triệu đô la
Không
hoàn toàn giữ bí mật ý đồ tác chiến.
Do phải
chuẩn bị chiến trường số hoá, công tác tình báo- trinh sát được tiến hành
thường xuyên, công phu, nên bên bị tiến công dễ phát hiện sớm được ý đồ chiến
lược và cả chiến dịch, chiến thuật để có biện pháp chủ động đối phó,
Chiến
tranh công nghệ cao hiện đại đòi hỏi phải sử dụng hệ thống phương tiện thông
tin đại chúng để gây dư luận, tạo cớ và liên kết đồng minh nên khó tạo được bất
ngờ, đặc biệt hiện nay trình độ dân trí, dân chủ trên thế giới có sự phát triển
cao nhất là ở các nước công nghiệp, mặt khác, mạng lưới thông tin toàn cầu
thường xuyên được cập nhật do vậy, không thể bung bít thông tin như trước được,
để gây chiến tranh đòi hỏi phải tạo dư luận như Mỹ tấn công IRắc đã tung dư
luận tổng thống SapdamHutsen là bạo tàn, giai đình trị…tuy nhiên nó cũng có thể tạo yếu tố bất
ngờ từ chỗ bị lộ đó như dùng đe doạ tinh thần đối phương, nghi binh nghệ thuật
chiến lược làm cho bên bị tiến công luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao,
dẫn đến tinh thần căng thẳng,..
Nhược điểm của tính hệ thống đồng bộ.
Tác chiến
liên hợp quân binh chủng trên quy mô toàn cầu, tổ chức theo hệ của các hệ, lấy
thông tin số hoá là cơ sở, do vậy, chỉ cần sai sót, rối loạn mất một khâu, một
hệ thống nhỏ đã có thể vô hiệu hoá toàn bộ hệ thống, điều đó đồng nghĩa với
việc tiêu phí hàng triệu đôla
Nếu đối phương có các biện pháp chống trả “làm mù, làm điếc” và biết cách bảo toàn
lực lượng “bày giả, dấu thực” thì rất
có thể làm giảm đáng kể các đòn hoả lực của vũ khí công nghệ cao
Từ đó
buộc phải tiến hành cuộc chiến trên bộ - cuộc đụng độ trực tiếp giữa lực lượng
hai bên tham chiến. Cuộc chiến sẽ kéo dài theo cách đánh của bên kém ưu thế vũ
khí công nghệ cao và nếu vậy thực tế cho thấy thất bại cuối cùng thuộc về kẻ
xâm lược
Việc chỉ huy kiểm soát-trinh sát chủ yếu dựa vào phương
tiện kỹ thuật.
Nếu sai
sót về kỹ thuật, do đối phương dấu thực, bày giả và các hoạt động chống trả thì
thông tin thu được khó phản ánh đúng thực tế chiến trường, do vậy, có thể sẽ
dẫn đến những sai lầm lớn trong xác định ý định, quyết tâm tác chiến đây là một
trong những nguyên nhân chính của thất bị chiến thuật chiến dịch và cả chiến
lược.
Độ tin cận, mức chính xác của vũ khí công nghệ cao có tính
“danh to, thực nhỏ”
Độ tin
cận, mức chính xác của vũ khí công nghệ cao chủ yếu được xác định bằng máy mô
phỏng hoặc thực nghiệp dã ngoại, trong tác chiến chiến lượch tất yếu xuất hiện
nhiều yếu tố khôn lường, luôn biến động. Do vậy, hiệu suất vũ khí công nghệ cao
không như mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng, mọi giai đoạn chiến tranh, những số
liệu quảng cáo tuy “danh to” nhưng trên thực tế chiến trường lại “thực nhỏ”
Theo kết
luận của Uỷ ban điều tra Quốc hội Mỹ sau chiến tranh vùng vịnh thì: xác xuất
đánh chặn tên lửa Scud của tên lửa Pảtiot của Mỹ chỉ đạt 9/%. Tên lửa Tomahowk
nhiều quả bay chệch hướng. Máy bay A-10; 29 lần diệt lầm quân nhà, AH-64 đã
phóng tên lửa nhầm vào kho đạn, bộ binh, xe tăng quân Mỹ
Trong
chiến tranh Nam Tư số quân Mỹ bị chết do bắn nhầm chiếm 30% tổng số thương vong
(theo số liệu điều tra nước ngoài). Các đòn đánh vào sở chỉ huy của quân đội
Nam Tư đều hoàn toàn đánh vào chỗ trống.
Trong
khoảng 30 mục tiêu hoặc nhóm mục tiêu của phòng không chỉ có 9 mục tiêu bị đánh
trúng, trong đó 5 bị phá huỷ, 4 mục tiêu bị hư hỏng. Trong 33 mục tiêu khác có
liên quan chỉ có 3 mục tieu bị phá huỷ cvà 3 mục tiêu bị hư hỏng.
Trong 20
ngày đầu, mỹ và NATO đã thực hiện 5.926 phi vụ tiến công 103 mục tiêu, tức đánh
một mục tiêu cần 58 phi vụ trong đó có 17 phi vụ chiến đáu, Mỹ chỉ thu được 35%
hiệu xuất không kích, trong 7 ngày đầu 50% máy bay Mỹ phải mang bom trở về
Nam Tư
tuyên bố bắn dơi 61 máy bay, 30 máy bay không người lái, 7 trực thăng, 238 tên
lửa Tomahowk, một F-117A. Sau chiến tranh, lực lượng vũ trang Nam Tư hầu như
còn nguyên vẹn bảo toàn được 90% khả năng quân sự
Trong
chiến tranh Apganixtan và IRắc đánh nhằm quân nhà cũng xảy ra thường xuyên và
gây thương vong đáng kể do “đạn thân
thiện”
Khó khăn trong tác chiến liên hợp.
Việc chỉ
huy, hiệp đồng tác chiến giữa các quân, binh chủng, giữa quân đội các nước đang
đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, nếu chiến tranh kéo dài còn nẩy sinh nhiều
vấn đề phức tạp.
Chiến tranh thông tin con dao 2 lưỡi.
Mạng lưới
thông tin dù được bảo vệ chuẩn bị tốt vẫn luôn là khâu yếu đễ bị tiến công
nhất. Nếu bên bị tiến công có công sự chuẩn bị tốt trong đối kháng thông tin,
tiến công mạng lưới thì sẽ gây hậu quả khôn lường cho hệ thống thông tin chiến
tranh vũ khí công nghệ cao
Chiến tranh vũ khí công nghệ cao cực kỳ tốn kém.
Do vậy
không thể kéo dài được cuộc chiến tranh, nếu bên bị tiến công chóng trả và bảo
toàn lực lượng, phương tiện tốt thì bên
tiến công sẽ phải thực hiện cuộc chiến tranh theo một giải pháp khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét