Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đang sống
trong bầu không khí dân chủ, đoàn kết và hăng hái, nỗ lực phấn đấu vì mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Những thành tựu
trong công cuộc đổi mới đất nước, đã làm ''thay da đổi thịt'' đất trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế sinh động đó là câu trả lời rõ ràng và thỏa đáng về
tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Thế nhưng, từ nơi cách xa nửa vòng trái đất, người ta lại thấy vọng lên tiếng
nói lạc lõng của một nhóm người do Hạ nghị sĩ Mỹ
khởi xướng về cái gọi là “Dự
luật nhân quyền Việt Nam”, và hàng năm với những luận điệu chẳng có gì là mới:
nào là, Chính phủ Việt Nam ''đàn áp, tôn giáo'', ''đàn áp những người bất đồng
chính kiến''; nào là Nhà nước Việt Nam ''vi phạm nghiêm trọng nhân quyền''.
Theo các ông ấy thì thế nào là nhân quyền? Phải chăng đối với mỗi con người
thì quyền trước hết, cơ bản và thiêng liêng nhất là quyền được sống, quyền được
mưu cầu hạnh phúc? Chân lý hiển nhiên này là quá rõ, bởi vì nó cũng đã được
ghi trong Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp đầu tiên khai sinh ra nước Mỹ cách
đây hơn hai thế kỷ. Đối với mỗi dân tộc thì quyền cơ bản nhất là quyền được sống
trong độc lập tự do, quyền tự quyết định vận mệnh và con đường phát triển của
dân tộc mình, không có sự can thiệp của bên ngoài. Chắc hẳn mọi người Mỹ tiến
bộ, có lương tri đều đồng tình như vậy.
Ở Việt Nam hiện nay
có sáu tôn giáo chính (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao
Đài, Hòa Hảo) với hàng triệu tín đồ. Ngoài ra còn có sự hoạt động của gần 60
loại tín ngưỡng, tôn giáo khác và các ''tôn giáo không chính thống'', hàng
triệu người tuy không theo một tôn giáo cụ thể nào, nhưng tham gia các hoạt động
tín ngưỡng hết sức đa dạng. Tuyệt đại đa số các chức sắc, tín đồ tôn giáo phấn
khởi, tin tưởng, gắn bó với chế độ, có lòng yêu nước thiết tha, hăng hái đóng
góp sức mình vào công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bức
tranh phong phú và tích cực đó của tình hình tôn giáo là bằng chứng không thể
phủ nhận cho chính sách tôn giáo đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước
ta. Trong xã hội Việt Nam,
các tín đồ tôn giáo được tự do hành đạo trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật,
sống ''tốt đời, đẹp đạo'' “sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Nhà nước ta tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo
không chỉ trong Hiến pháp, mà điều quan trọng là trong cuộc sống hiện thực.
Các hoạt động tôn giáo được pháp luật bảo vệ, được chính quyền tạo thuận lợi.
Trong chủ trương cũng như trong hành động, không bao giờ và không khi nào
chúng ta thực hiện ''đàn áp tôn giáo''. Đương nhiên, đối với những kẻ đội lốt
tôn giáo, lợi dụng tự do tín ngưỡng để kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc
phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta thì chúng ta kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp
luật. Việc làm này chẳng những nhằm giữ vững kỷ cương, phép nước, mà còn là bảo
đảm cho chính sự linh nghiêm và lành mạnh của bản thân các tôn giáo, được các
tôn giáo hết sức tán đồng, không thể gọi là hành động ''vi phạm nhân quyền'',
''đàn áp tôn giáo''. Ngày nay nguyện vọng thiết tha và sự phấn đấu của
mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam
là kiên định theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực
hiện thắng lợi các mục tiêu mà đại hội của Đảng đã xác định. Các ý kiến dù có
thể có sự khác nhau, nhưng phải trên cơ sở con đường và mục tiêu ấy. Nhất là
hướng tới đại hội XII của Đảng với sự tham gia đầy trách nhiệm, nhiệt tình và
có hiệu quả của mọi tầng lớp nhân dân trong quá trình đóng góp ý kiến vào các
chủ trương, chính sách của Đảng, cho thấy không khí cởi mở, dân chủ và lành mạnh
của xã hội ta; đồng thời nói lên rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam không phải là
''hạn chế dân chủ'', ''hạn chế tranh luận''. Một số kẻ xấu cố tình
xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng làm chệch hướng phát triển của dân tộc,
phá hoại việc thực hiện mục tiêu ấy gây mất ổn định chính trị, đó không những
là hành động đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, mà còn gây hậu quả tai hại
cho Tổ quốc, tiếp tay cho các thế lực bên ngoài chống phá đất nước, chống phá
cách mạng thì nhân dân ta không thể chấp nhận. Việc thực thi pháp luật, xử lý
những hành động tiếp tay cho các thế lực bên ngoài là việc làm chính đáng của
một đất nước có chủ quyền. Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp
để bảo vệ đất nước mình, dân tộc mình, bảo vệ cuộc sống yên lành và hạnh phúc
thực sự cho mọi người dân đó là hành động chính đáng, vì nhân quyền, vì những
giá trị chân chính của con người. Những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam chẳng những
phản ánh bản chất tốt đẹp của xã hội ta, mà còn tạo điều kiện thuận lợi căn bản
cho phép chúng ta ngày càng mở rộng hợp tác, giao lưu với cộng đồng quốc tế.
Bạn bè thế giới đến hợp tác làm ăn với Việt Nam không chỉ vì nước ta là một
thị trường giàu tiềm năng, mà còn vì sự lành mạnh, ổn định của xã hội ta, vì
những thành tựu quan trọng về quyền con người mà chúng ta đã đạt được. Chúng
ta hoàn toàn tự hào về tính ưu việt của nền dân chủ, nhân quyền ở nước ta.
Trong khi chúng ta phấn đấu không ngừng vì nền dân chủ, nhân quyền chân chính
và tốt đẹp của xã hôi ta; thì đồng thời phải nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu
tranh làm thất bại âm mưu phá hoại cách mạng, dưới chiêu bài ''tự do'', ''dân
chủ'', ''nhân quyền''.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét