Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đảo vô chủ cho đến thế kỷ XVII. Theo hiểu biết địa lý lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa và ban đầu được người Việt gọi chung một tên nôm là Bãi Cát Vàng.
Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa
Nguyễn tổ chức “Đội Hoàng Sa” lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ
Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tầu mắc cạn
và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm
“Đội Bắc Hải” lấy người thôn Tứ Chính Hoặc xã Cảng Dương, phủ Bình Thuận, cấp
giấp phép ra quần đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Các hoạt
động này được ghi nhật trong nhiều tài liệu lịch sử như “Toàn tập Thiên Nam tứ
chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo
1686, “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đông 1776; “Lịch triều hiến chương loại
chí” của Phan Huy Chú 1821; “Đại nam thực lục tiền biên” 1844-1848; “Đại Nam
nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, 1910, Dư địa chí “Khâm
định Đại Nam Hội điển sử lệ”, “Quốc triền chính biên toát yếu” 1910.
Đồng thời, hia quần đảo và hoạt
động của triều đình phongkieesn Việt Nam
đó cũng được nhắc đến trong các tác phẩm nước ngoài như: Hải ngoại ký sự 1696,
An Nam đại quốc họa đồ 1883, Nhật ký Batavia
1936…
Cùng
với nhiệm vụ khai thác hải sản và hàng hóa trên quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ
chức đo đạc, khải sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên 2 quần đảo đó… liên
tục trong các năm 1834, 1835, 1836. Thông qua việc khai thác tài nguyên liên
tục hàng chục thế kỷ nhà nGuyễn đã làm chủ 2 quần đảo trên từ khi 2 quần đảo
này chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào và biến từ vô chủ thành một
bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Thời kỳ Pháp xâm lược, trên cơ sở
đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố
chủ quyền Việt Nam trên 2 quần đảo này bằng việc tiến hành tuần tra, khảo sát và
đưa quân chiếm đóng. Để quản lý hành chính, ngày 21/12/1933 Thống đốc Nam Kỳ đã
ra Nghị định số 4702-C.P sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Ngày
30/3/1938 Hoàng đế Bảo Đại ra Dụ số 10 (ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13) tách quần
đảo Hoàng Sa khảo tỉnh Nam Ngãi đặt vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 15/6/1938 Toàn
quyền Đông Dương ra Nghị Định số 156-S-V thành lập một đơn vị hành chính ở quần
đảo Hoàng Sa, tỉnh Thừa Thiên. Ngày 5/5/1939 lại ký Nghị Định só 3282 tách quần
đảo Hoàng Sa làm 2 đơn vị hành chính. Trong năm 1938, Pháp đã tiến hành dựng
bia chủ quyền ở Hoàng Sa, trên bia có ghi dòng chữ “Cộng hòa Pháp, Vương quốc
An Nam, quần đảo Hoàng Sa-1816, đảo Hoàng Sa 1938”, Pháp xây xong một hải đăng,
lập trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện ở đảo Hoàng Sa và một trạm khí tượng ở
đảo Ba Đình.
Ngày 20/10/1956 Tổng thống chính quyền Sài
Gòn đã ra Sắ lệnh số 143/NV về thay đổi địa giới hành chính các tỉnh, thành phố Miền Nam, trong đó đặt
quần đảo Trường Sa vào địa phận Phước Tuy. Trong sắc lệnh số 274/VN ngày 13/7/
năm 1961 về việc sắp xếp lại quần đảo Hoàng Sa Tổng thống Sài Gòn đặt quần đảo
Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam…
Tháng 01/1974 Trung Quốc dùng khoog
quân, hải quân bí mật đánh chiến nhóm phía tây của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam .
20/01/1974 Chính phủ cách mạng lâm thời đã ra tuyên bố hành động này. Tháng
4/1975 Hải quân nhân dân Việt Nam
giải phóng các đảo ở Trường Sa do quần ngụy đóng giữ, vứi tư cách thừa quyền sử
hữu các đảo này có tách nhiệm duy trì bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Hiến
pháp các năm 1980. 1982, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, tuyên bố của Chính
phủ ngày 12/11/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam, tuyên bố của Chính Phủ ngày 12/11/1982 về đường cơ sở đều
khảng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa là một phận của lãnh thổ Việt Nam. Nghị quyết ngày 6/11/1996 kỳ họp thứ
10 Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tình Quảng Nam - Đà Nẵng cũ sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng như hiện nay.
Như vậy, từ lịch sử xưa tới nay và
mãi mãi về sau 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là chủ quyền thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam. Mọi
hàng động lấn chiếm, tôn tạo đảo nhân tạo, hoạt động trong vùng biển thuộc 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét