BỒI DƯỠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG TÁC DÂN VẬN
Ở CÁC ĐẠI ĐỘI
TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
Công tác dân vận nói chung và công tác
dân vận của quân đội nói riêng có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần
xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, nhà nước, quân
đội và nhân dân; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động sức mạnh tổng
hợp của nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng; góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, làm thất bại mọi âm mưu chống phá
của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững và ổn định tình
hình chính trị, kinh tế, an ninh, xã hội thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới
đất nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lực lượng của dân rất to, việc của dân rất quan
trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công”[1].
Đối với quân đội, người nhấn mạnh: “Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương, dân quân du kích đều phải bám lấy dân, rời dân ra nhất định thất
bại”[2].
Qua 2 năm triển khai và thực hiện Thông tư số
157/2011/TT/BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức và hoạt động của tổ
công tác dân vận ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam, các cấp ủy,
chi bộ, chính trị viên, người chỉ huy đại đội đã quan tâm đúng mức tới bồi
dưỡng hoạt động cho tổ công tác dân vận ở đại đội, hoạt động của tổ công tác
dân vận dần đi vào nền nếp, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào
việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi đại đội. Tuy nhiên, một số cấp ủy,
chi bộ, cán bộ, chiến sĩ, chưa nhìn nhận hết vị trí, vai trò, tầm quan trọng
hoạt động của tổ công tác dân vận, chưa tạo điều kiện cho tổ công tác dân vận
hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến việc bồi dưỡng về nội dung hoạt
động chưa được chú trọng, hình thức còn đơn điệu, hình thức. Cá biệt có đại đội
còn buông lỏng hoạt động của tổ công tác dân vận hoặc khoán trắng dẫn đến chất
lượng, hiệu quả công tác dân vận không cao. Theo
đó, để nâng cao, chất lượng, hiệu quả công tác dân vận ở mỗi đại đội trong quân
đội hiện nay, trước hết cần coi trọng bồi dưỡng hoạt động cho tổ công tác dân
vận ở đại đội, trên một số nội dung sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các chủ thể bồi
dưỡng hoạt động cho tổ công tác dân vận ở các đại đội.
Việc nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong đại đội để bồi dưỡng
hoạt động cho tổ công tác dân vận và một việc làm hết sức cần thiết, quan
trọng, giữ vai trò chủ đạo đảm bảo thống nhất nhận thức và hành động trong hoạt
động công tác dân vận nói chung và hoạt động của tổ công tác dân vân nói riêng.
Các tổ chức, các lực lượng trong đơn vị có nhận thức đúng vai trò, vị trí của
tổ công tác dân vận, mới đề cao trách nhiệm bồi dưỡng hoạt động cho tổ công tác
dân vận đạt hiệu quả cao. Theo đó, chủ thể bồi dưỡng hoạt động cho tổ công tác
dân vận ở đại đội phải nắm chắc các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định,
thông tư hướng dẫn của các cấp về công tác dân vận của Đảng, của Quân đội và tổ
công tác dân vận trong quân đội. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò,
nguyên tắc, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, hình thức hoạt động, mối
quan hệ của tổ công tác dân vận, cấp uỷ, chi bộ, chính trị viên, người chỉ huy
mới quan tâm đúng mức tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các
hoạt động bồi dưỡng sát đúng, phù hợp với tình hình thực tiễn công tác dân vận
ở mỗi đại đội. Trong tình hình hiện nay, cần tập trung giáo dục, quán triệt cho
mọi cán bộ, chiến hiểu sâu sắc những quan điểm của Đảng về công tác dân vận
trong tình hình mới, nhất là Nghị quyết Trung ương bảy (khóa XI) về “Tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Hướng
dẫn số 139/ HD-CT ngày 24/1/2011 về thực hiện quy chế công tác dân vận trong
Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư số 157/2011/TT/BQP ngày 15/8/2011 quy định
về việc tổ chức và hoạt động của tổ công tác dân vận ở đơn vị cơ sở trong Quân
đội nhân dân Việt Nam... Đồng thời phải đề cao trách nhiệm của cấp uỷ, chi bộ
trong việc xác
định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, bồi dưỡng hoạt động cho
tổ công tác dân vận sát thực, cụ thể; phân công cấp uỷ viên phụ trách công tác dân vận và
trực tiếp chỉ đạo bồi dưỡng hoạt động cho tổ công tác dân vận ở đại đội; chỉ
đạo phối hợp hoạt động giữa đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân với tổ công tác
dân vận tạo lên sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận của
đại đội; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhất là tiến hành
các hoạt động công tác dân vận theo đợt; kịp thời rút kinh nghiệm trong lãnh
đạo về công tác bồi dưỡng và có phương hướng bồi dưỡng cho tổ công tác dân vận
trong thời gian tiếp theo. Đội ngũ cán bộ, mà trước hết là
chính trị viên, chỉ huy các đại đội, phải có trách nhiệm thường xuyên
tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chi bộ những biện pháp bồi dưỡng hoạt động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
cụ thể, hướng vào bồi dưỡng cho tổ công tác dân vận về phẩm chất, năng lực, kiến thức,
phương pháp, tác phong công tác, nhất là năng lực tham mưu đề xuất các hoạt
động công tác dân vận và kỹ năng tiến hành hoạt động công tác dân vận. Trách nhiệm của tổ chức đoàn, hội đồng quân nhân, phải chủ động phối hợp hoạt động với tổ công tác
dân vận,
thông qua đó đóng góp về nội dung, hình thức tổ chức, phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác đối với các thành viên tổ công tác dân vận, xây dựng phong cách gần dân, sát dân, thực hiện bám
nắm địa bàn, phương pháp, tác phong công tác khẩn
trương, nghiêm túc, nêu cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Cấp uỷ, quyền địa phương trên địa bàn đóng quân, nơi
học tập dã ngoại, diễn tập …của các đại đội có trách nhiệm góp phần trong bồi
dưỡng hoạt động cho tổ công tác dân vận, cấp uỷ, quyền địa phương thường xuyên
cung cấp thông tin, tình hình ở địa phương cho đơn vị, là cơ sở để tổ công tác
dân vận nắm và tuyên truyền trong đại đội. Thông qua các hoạt động phối hợp,
kết hợp, quan hệ công tác bồi dưỡng cho tổ công tác dân vận về nhận thức, trách
nhiệm, nội dung, hình thức, phương pháp công tác, nhất là, bồi dưỡng cho tổ
công tác dân vận về tiếp cận, nắm địa bàn, phương pháp tìm hiểu nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng của quần chúng, nhân dân và tự
bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.
Trách nhiệm của tổ công tác dân vận là nắm chắc các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định,
thông tư hướng dẫn của các cấp về công tác dân vận của Đảng, của Quân đội và tổ
công tác dân vận trong quân đội, nhiệm vụ dân vận của đại đội, mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức, biện pháp, thuận lợi, khó
khăn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, tình hình địa bàn, mối quan hệ quân dân và
tình hình chấp hành kỷ luật dân vận; kịp thời tham mưu đề xuất với lãnh đạo,
chỉ huy đại đội những hoạt động về công tác dân vận, tự bồi dưỡng nâng cao kiến
thức, kỹ năng tiến hành công tác dân vận, thực sự là nòng cốt thực hiện công
tác dân vận ở mỗi đại đội và phối hợp với các đoàn thể địa phương, tổ chức các
hoạt dộng công tác dân vận.
Hai là, lựa chọn đúng nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng hoạt động cho tổ công tác dân vận ở
các đại đội
Lựa chọn đúng nội dung, hình thức,
phương pháp bồi dưỡng hoạt động cho tổ công tác dân sẽ trực tiếp nâng cao trình độ nhận thức, thái độ, năng lực
cũng như kỹ năng tiến hành công tác dân vận cho tổ công tác dân vận ở mỗi đại
đội, hoạt động công tác dân vận mới sát thực tiễn, đạt kết quả cao. Theo đó, chính trị viên, người chỉ huy
đại đội cần phải bồi dưỡng cho tổ công tác dân vận ở đại đội toàn diện về quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, lựa chọn đi sâu vào bồi dưỡng: Quan điểm của Đảng, của quân đội về công tác dân vận,
dân tộc, tôn giáo; âm mưu, thủ đoạn chống
phá Việt Nam trong chiến lược “diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế
lực thù địch; bản chất, truyền thống; chức năng, nhiệm vụ, mười lời thề danh dự
của quân nhân, mười hai điều kỷ luật quan hệ quân dân; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; phong tục, tập quán,
dân tộc, tôn giáo ở các địa bàn nhất là địa bàn đại đội kết nghĩa, thực hiện
công tác dân vận; bồi dưỡng kỹ năng thâm nhập và nghiên cứu nắm tình hình địa bàn dân vận; kỹ năng
giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tuyên truyền vận động nhân dân; kỹ năng tham mưu, đề
xuất giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ
chức các hoạt động xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh; kỹ năng xử trí các tình
huống phức tạp phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dân vận của đại đội.
Việc lựa chọn đúng nội dung bồi
dưỡng cho tổ công tác dân vận là vấn đề quan trọng, tuy nhiên, tổ công tác dân
vận ở đại đội là tổ chức kiêm nhiệm, thời gian để bồi dưỡng không nhiều, do đó,
cần coi trọng đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng, theo hướng kết hợp lồng ghép
các hoạt động của các tổ chức, các hoạt động khác, như: thông qua việc học tập lý
luận chính trị của các đối tượng; sinh hoạt phổ biến, quán triệt nhiệm vụ, giao
ban, hội ý triển khai nhiệm vụ công tác dân vận; mời cán bộ nghiệp vụ công tác
dân vận đến đại đội để trao đổi, giao lưu, kể chuyện,
nói chuyện chuyên đề về công tác dân vận; thông qua tổ chức diễn đàn, mạn đàm,
bảng tin, phát thanh nội bộ; cấp phát tài liệu, hoặc hướng dẫn cho tổ công tác dân
vận tự tìm tòi, nghiên cứu; thông qua thực hiện nhiệm vụ dân vận của đại đội
tại địa phương, nơi dã ngoại, kết nghĩa, diễn tập, qua đó, tổ công tác dân vận
nắm được ý định và tổ chức các hoạt động công tác dân vận, đồng thời, bồi dưỡng
ý thức, thái độ, trách nhiệm và kỹ năng tổ công tác dân vận.
Ba là, thường xuyên bổ sung, kiện toàn và bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho tổ công
tác dân vận ở các đại đội
Thường xuyên bổ sung, kiện toàn và bồi dưỡng
phẩm chất, năng lực, kỹ năng tiến hành công tác dân vận cho tổ công tác dân vận ở các đại đội là nội dung, biện pháp quan trọng. Thực tiễn
cho thấy, nếu không thường xuyên bổ
sung, kiện toàn và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, kỹ năng tiến hành công tác
dân vận cho tổ công tác dân vận ở các đại đội thì chất lượng, hiệu quả công tác
dân vận sẽ không được cao. Do đó, các cấp ủy, các tổ chức, các lực lượng cần
phải thường xuyên bồi dưỡng để tổ công tác dân vận đáp ứng với yêu cầu, nhiệm
vụ công tác dân vận. Trên cơ sở quy định, lãnh đạo, chỉ huy đại đội cần thường xuyên nắm số
lượng, chất lượng tổ công tác dân vận để kịp thời kiện toàn tổ công tác dân vận
ở đại đội có đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý theo quy định. Có sự phân
công chức trách, nhiệm vụ rõ ràng của từng thành viên tổ công tác dân vận trên
các mặt công tác cho phù hợp. Khi thành viên tổ
công tác dân vận thuyên chuyển công tác, hoặc hết nghĩa vụ quân sự phải được củng cố, kiện toàn, giao nhiệm vụ cụ
thể kịp thời. Khi quyết định hoặc kiện toàn phải lựa chọn những quân nhân gương mẫu chấp hành đường
lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân hệ quân
dân, có khả năng giao tiếp, tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục quần
chúng, tận tuỵ với nhiệm vụ được giao, luôn lắng nghe ý kiến của quân nhân, có
một số những kỹ năng trong tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn
nghệ, có hiểu biết cơ bản về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, hiểu biết về phong
tục tập quán của địa phương khu vực đóng quân, kết nghĩa, dã ngoại, diễn tập;
có kiến thức nhất định về cây trồng, vật nuôi, sáng tạo, linh hoạt trong xử lý
các tình huống dân vận, có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong
công việc. Đồng thời, cần phải
tính đến cơ cấu hợp lý, trong đó có cán bộ đại đội, cán bộ tiểu đội và chiến sĩ bảo đảm hoạt động của tổ công tác dân vận được tiến
hành một cách chặt chẽ, thống nhất, phát huy được dân chủ, sáng tạo, bồi dưỡng
lẫn nhau, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để hoạt động của tổ công tác dân vận ở đại đội
có chất lượng, hiệu quả cao cần phải bồi dưỡng về phương pháp, tác phong công tác cho
tổ công tác dân vận một cách cơ bản, toàn diện, trước hết, tập trung bồi dưỡng cho tổ công tác dân vận có tác phong
làm việc quần
chúng, gần dân, trọng dân, thể hiện rõ nét lề lối, cách thức, biện pháp xử lý công việc,
ứng xử xã hội và tư cách đạo đức, lối sống, năng lực thực tiễn một cách khoa học,
miệng nói, tay làm, hành động
mẫu mực, tình cảm chân thành, cởi mở.
Thực tiễn, thời gian có cấp uỷ, chính trị
viên, chỉ huy đại đội chưa thực sự quan tâm đến việc bồi dưỡng phương pháp, tác phong cho tổ công tác dân vận, dẫn
đến có đồng chí trong tổ công tác dân vận còn
có tác phong công tác đơn giản, nói năng, cử chỉ, ứng xử chưa thực sự gương mẫu
trước quần chúng trong đại đội và trước nhân dân
tránh, biểu hiện thiếu dân chủ, xa rời
thực tế, gây ra ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân
dân. Do đó, cần phải bồi dưỡng
cho thành viên tổ công tác dân vận có tác phong nghiêm túc, khoa học, lối làm
việc gần
dân, trọng dân. Đặt ra yêu cầu chi ủy, chi bộ, người chỉ huy ở mỗi đại đội cần phải xây dựng, rèn luyện phương pháp,
tác phong, công tác cho mỗi thành viên tổ công tác dân vận theo phương châm nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin và
thực hiện theo phong cách dân vận Hồ Chí
Minh là “trọng dân, gần dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Tổ công tác
dân vận phải học hỏi quần chúng, biết lắng nghe ý kiến của đảng viên, quần
chúng, của nhân dân, thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, không
được xa rời nhân dân, để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm để tuyên truyền,
vận động thuyết phục nhân dân, qua đó, học hỏi quần chúng nhân dân, khơi dậy,
phát huy tính tích cực, tự giác, tính sáng tạo của quần chúng trong mọi nhiệm
vụ.
Bốn là, phát huy
tính chủ động, tích cực, tự bồi
dưỡng của tổ công tác dân vận ở các đại đội
Phát huy tính chủ động, tích cực
tự bồi dưỡng của tổ công tác dân vận là một trong những nội dung, biện pháp
quan trọng bổ sung, hoàn thiện, nâng cao trình độ, chuyên môn, tay nghề, kỹ
năng hoạt động của từng thành viên trong tổ công tác dân vận. Xét đến cùng,
hoạt động của tổ công tác dân vận có đạt hiệu quả cao hay không, phụ thuộc tính
quyết định vào tự bồi dưỡng của tổ công tác dân vận ở các đại đội. Theo đó, trong quá
trình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ mỗi thành viên của tổ công tác dân vận phải
tích cực, chủ động, tự giác trong tự học tập, tự nghiên cứu, học hỏi cách làm
hay, mô hình tốt, rút ra kinh nghiệm cho tổ công tác dân vận và bản thân từng
thành viên trong tổ công tác dân vận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào
hoạt động thực tiễn của đơn vị, địa phương góp phần vào thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ công tác dân vận của mỗi đại đội. Theo đó, chi bộ, chính trị viên và
người chỉ huy các cấp cần làm tốt công tác xây dựng động cơ, trách nhiệm học
tập, rèn luyện đúng đắn cho tổ công tác dân vận; thường xuyên tổ chức các hoạt động thực tiễn về công tác dân dận, tạo môi
trường dân chủ, thuận lợi cho tổ công tác dân vận hoạt động, từng thành
viên trong tổ công tác dân vận phải tích cực, chủ động học tập, rèn luyện để
không ngừng hoàn thiện bản thân, bồi dưỡng, củng cố thêm trình độ, kỹ năng hoạt
động công tác dân vận, biết khắc phục những hạn chế, yếu kém của bản thân, biết
phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong tự học tập, tự
nghiên cứu, tránh các biểu hiện chủ quan, thỏa mãn dừng lại không biết kết hợp
và vận dụng linh hoạt giữa lý luận với thực tiễn, thường xuyên trao đổi học hỏi
lẫn nhau, bổ sung hoàn thiện cho nhau. Đồng thời kiên quyết đấu tranh, phê phán
các biểu hiện bình quân chủ nghĩa, ngại học, ngại rèn, ngại khó, ngại khổ,
thiếu quyết tâm, không tự giác trong tự học tập, tự bồi dưỡng cho bản thân.
(19/12/2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét