NHẬN RÕ ẢNH HƯỞNG CỦA "CHỦ NGHĨA
THỰC DỤNG"
"Chủ nghĩa thực dụng" theo
tiếng gốc Hy Lạp “Pragma” có nghĩa là hành vi, hành động, được xuất hiện lần
đầu tiên vào năm 1870 tại cuộc hội thảo triết học ở “Câu lạc bộ siêu hình”, nó đã
phát triển, phổ biến rộng rãi ở Mỹ từ những năm 70 của thế kỷ XIX và được xem
là nền tảng tư tưởng chủ yếu của lối sống Mỹ, đặc trưng cơ bản của nó là đề cao
kinh nghiệm và hiệu quả, tuyệt đối hoá những gì mang lại lợi ích trước mắt cho
mình, không quan tâm đến những mặt khác. Điuây cho rằng, “Con người sống chỉ
cần mong muốn thu được lợi ích trực tiếp chứ không nên suy nghĩ về những vấn đề
chung và tương lai của xã hội”
Chủ nghĩa thực dụng đang được các
thế lực thù địch sử dụng như một chiêu bài thúc đẩy nhanh để nhanh chóng làm tha
hoá đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, nhân dân, thực hiện thẩm thấu
“khoét sâu nội bộ”, theo đó, chúng luôn tăng bốc, đề cao giá trị Mỹ, văn hoá
Mỹ, lan truyền lối sống Mỹ, gieo rắc vào lòng người tư tưởng tự do cá nhân, vị
kỷ, tách mình khỏi tập thể, không tự ghép mình vào kỷ cương phép nước, lảng
tránh sự quản lý của các tổ chức, nhìn mọi khía cạnh của đời sống qua lăng kính
của lợi ích cá nhân, không quan tâm đến các lợi ích tập thể, dần xa dời bản
chất giai cấp công nhân, giá trị đạo đức chuẩn mực truyền thống, đạo đức cách
mạng, mà chỉ biết tận hưởng, hưởng thụ mà quên đi
nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận của mỗi cá nhân đối với nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Các thế lực thù địch luôn tìm mọi
cách để “cấy” vào lòng người chủ nghĩa thực dụng và đẩy lên thành chủ nghĩa
cá nhân ích kỷ vụ lợi, tạo ra những lớp thế hệ thực dụng trong các mối quan hệ,
thực hiện bất bình đẳng, “thượng bất chính, hạ tắc loạn” để đạt mưu đồ chính
trị. đồng chí Nguyễn Chí Thanh nguyên Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị từng viết “Không những chúng ta cần cảnh giác với thứ chủ
nghĩa cá nhân về sinh hoạt và tác phong, mà còn phải cảnh giác với thứ chủ
nghĩa cá nhân tạm gọi là “chủ nghĩa cá nhân chính trị” tức là một thứ chủ nghĩa
cơ hội vì nó có thể câu kết với chủ nghĩa xét lại và các thứ chủ nghĩa cơ hội
khác”. Thực tiễn cho thấy, biểu hiện của chủ nghĩa thực dụng luôn ẩn khuất ở
một vài những cá nhân cụ thể, chủ yếu thông
qua các hành vi cá nhân, dần dà gây nên sự thoái hóa, biến chất về đạo đức,
lối sống trong mỗi con người, nhất là những người thiếu bản lĩnh chính trị,
không tự nghiêm khắc, kiên quyết đấu tranh phê bình với chính mình trước những
cám dỗ của đời sống vật chất, khi cuộc sống gia đình, bản thân có những khó
khăn nhất định, lúc đó để cho tính tư hữu, tiểu nông, cá nhân trỗi dậy, lúc đầu
chỉ là một vài “tặc lưỡi” đơn giản, dần dà chủ nghĩa thực dụng ngấm vào bản
thân lúc nào không hay, trở thành bản tính cá nhân cố hữu. Do vậy, mỗi chúng ta
cần nhận rõ “chủ nghĩa thực dụng” mà tự mình “chỉ trích”, tránh xa, luôn sống
có ích cho xã hội, mình vì mọi người, mọi người vì mình, đặt ra mục tiêu để
phấn đấu theo tiêu chuẩn con người mới xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét